Thu phí bảo trì đường bộ: Rối rắm, phiền toái

Thứ ba - 04/12/2012 04:42 1.155 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ nhưng sẽ phải tiếp tục mua vé giá cao mỗi khi qua trạm thu phí BOT là thiếu công bằng, phí chồng phí

 

Trước ý kiến cho rằng Bộ Tài chính đã không tiếp thu ý kiến đóng góp của các hiệp hội vận tải và người dân, chiều ngày 3-12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao động, một lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tài chính cho biết đa số các ý kiến, đóng góp đó không thể thực hiện được.

Dự báo việc thu phí bảo trì đường bộ trên xe máy sẽ không dễ dàng trong thực tế hiện nay
Kiên quyết thu
Theo cán bộ này, Chính phủ đã hoãn thu phí một lần và không thể hoãn thêm lần nữa. Quy định bắt đầu thu từ đầu năm 2013 nhưng không có nghĩa là thu ào ạt, rầm rộ mà có lộ trình cụ thể. Các chi cục đăng kiểm thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) sẽ thu đối với ô tô khi các xe này đăng kiểm lại.
Khó khăn hiện nay là thu phí đối với xe máy (cả nước đang có khoảng 35 triệu chiếc) do lực lượng phưọng, xã, thị trấn thực hiện dựa trên mức thu do HđND cấp tỉnh, TP quy định. Theo quy định, đối với xe máy phát sinh trước ngày 1-1-2013 thì tháng 1-2013 thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng.
đối với xe máy phát sinh từ ngày 1-1-2013 trở về sau sẽ xảy ra hai trường hợp: thời điểm phát sinh từ ngày 1-1 đến 30-6 hằng năm, chủ phương tiện phải khai, nộp phí đối với mô tô, mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm; thời điểm khai nộp chậm nhất là ngày 31-7-2013.
đối với xe máy phát sinh từ 1-7 đến 31-12 hằng năm thì chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31-1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh. UBND các phưọng, xã, thị trấn sẽ triển khai thu phí xuống các tổ dân phố, trưởng khu dân cư và tiến hành như đối với thu một số loại thuế, phí khác mà lực lượng này vẫn đang làm.
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, đến nay lãnh đạo nhiều phưọng ở Hà Nội vẫn còn lơ mơ về việc này. Nếu phải thu thêm một loại phí áp dụng với mọi gia đình như quỹ bảo trì đường bộ là không hề dễ dàng và phải tăng cưọng thêm cán bộ mới có thể triển khai được.
Dự báo việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy sẽ không dễ dàng
trong thực tế hiện nay. Ảnh: TẤN THẠNH
đẩy thiệt thòi cho dân
Theo quy định, khi thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy, cơ quan thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí theo quy định. Các phưọng, thị trấn được để lại tối đa không quá 10% số phí sử dụng đường bộ thu được; đối với các xã được để lại tối đa không quá 20% số phí thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hằng tuần) vào tài khoản của quỹ bảo trì địa phương mở tại Kho bạc Nhà nước...
Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội cho rằng việc hình thành các hội đồng quản lý quỹ bảo trì đường bộ từ Trung ương xuống địa phương sẽ tăng thêm vài trăm định viên, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng. Kéo theo đó là chi phí không nhọ cho khâu văn phòng, hành chính, phương tiện đi lại, tiền lương, tiền thù lao… nên nếu quản lý không chặt chẽ sẽ thất thoát đồng tiền của người dân đóng góp.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, việc chọn thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện là đẩy phần khó, thiệt thòi cho người dân "gánh". Nếu thu qua xăng dầu thì phương tiện nào đi nhiều, tiêu thụ lắm nhiên liệu sẽ phải đóng tiền nhiều.
"Việc cào bằng mức phí là quá vô lý" - ông Hùng nói. Ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết người dân thực sự sốc và mệt mọi với việc các cơ quan Nhà nước thông báo về kế hoạch tăng hàng loạt các loại thuế phí, xử phạt cao.
Chưa hết, mặc dù Bộ GTVT nói khi bắt đầu thu phí từ năm 2013 sẽ giảm khoảng 20 trạm thu phí nộp ngân sách. Tuy nhiên, những thông tin gần đây về việc tăng phí gấp 1,5 lần - 3,5 lần khi qua trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ đang khiến người dân lo lắng. "Nói như lãnh đạo Bộ GTVT là ngân sách eo hẹp nên phải thu hút nhà đầu tư làm đường theo hình thức BOT. Nhưng phải tính toán làm sao để người dân không phải đóng phí hai lần, phí chồng phí" - ông Hùng nói.
Bài và ảnh: đọ– DU

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    04/12/2012 10:12

    THU PHÍ NHƯ THẾ NÀO đọ‚ NGƯọœI DÂN đọ’NG THUẬN? đối với các nước trên thế giới khi đầu tư cho giao thông thì nhà nước phải đầu tư xong hoàn chỉnh, sau đó cần thiết phải đặt các trạm thu phí để bảo trì đường đó là điều tất nhiên, không ai ý kiến phản đối. Nhưng đối với nước ta với cách suy nghĩ của Bộ trưởng Giao thông vận tải thì đường chưa làm, nhưng bắt người dân phải đóng phí bảo trì để có nguồn đầu tư làm mới các tuyến đường chính, vì vậy đa số người dân và doanh nghiệp không đồng tình. Chúng ta đều biết một đất nước muốn phát triển thì Nhà nước cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công là điều tất nhiên, tuy nhiên những năm qua ở nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài , chất lượng quá kém , như tuyến đường quốc lộ mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian, như đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Buôn Ma Thuột chỉ có khoảng cách 350km, nếu có đường cao tốc chỉ cần hơn 3 tiếng là đến nơi, nhưng hiện nay phải mất đến 10 tiếng đồng hồ, đây là sự lãng phí trong xã hội. Qua tìm hiểu ở các nước, nhất là các công trình giao thông thì phải nói là chất lượng rất tốt, chúng ta chứng kiến như tại thủ đô Bangkok bị ngập nước hơn 1 tháng , nhưng sau khi nước rút công trình giao thông không bị ảnh hưởng hư họng gì, các phương tiện giao thông vẫn hoạt động bình thưọng, do vậy vừa qua Thành phố Hồ chí Minh đã cử một đoàn sang thủ đô Băngkok để học tập kinh nghiệm. Hoặc tại đất nước Hàn Quốc nhà nước tập trung đầu tư 5 tuyến đường bộ cao tốc từ thủ đô Seoul về các tỉnh, thành phố như đường quốc lộ như nước ta, các tuyến đường này đã đầu tư trên 30 năm, 40 năm rồi rồi, nhưng đến nay chất lượng còn rất tốt, chính những con đường cao tốc này đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của đất nước Hàn Quốc. đối với các nước này sau khi nhà nước làm xong các tuyến đường đưa vào sử dụng mới tiến hành đặt trạm thu phí, không thu phí chung trên tất cả đầu phương tiện như ở nước như nước ta, nếu thu như vậy là bất hợp lý, phí chồng lên phí, thuế và phí không rõ ràng. đối với nước ta để có nguồn đầu tư cho giao thông , cần đầu tư các tuyến đường quốc lộ là huyết mạch của quốc gia, ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách nhà nước , các nguồn vốn vay nước ngoài như ODA,WB… đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các tuyến đường , khi các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cho phép các nhà đầu tư được phép thu phí qua trạm. Còn đối đề án thu phí bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện như hiện nay không hợp lý không nên áp dụng, tiếp tục thu phí qua các trạm để có nguồn duy tu bảo dưỡng đường bộ, đề nghị thu phí qua xăng dầu là hợp lý nhất dễ quản lý nguồn thu, đầu xe phương tiện chạy nhiều thì đương nhiên đóng phí nhiều không ai thắc mắc. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay3,232
  • Tháng hiện tại61,725
  • Tổng lượt truy cập41,129,528
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây