Sửa đổi tuổi nghỉ hưu của lao động nữ

Thứ bảy - 21/04/2012 11:10 6.766 0
Các chuyên gia cho rằng tăng tuổi nghỉ hưu và cân bằng tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ là một trong những biện pháp nhằm giảm áp lực lên quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH).
Tuy nhiên cần giảm tuổi nghỉ hưu đối với nhóm đối tượng làm việc ở vùng sâu, vùng xa, nơi độc hại nguy hiểm và lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

 

 
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi về tuổi nghỉ hưu do Hội Doanh nhân nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội tổ chức ngày 17-4, từ năm 2007 đến năm 2011, mỗi năm có trên 100.000 người nghỉ hưởng lương hưu hằng tháng, nam chiếm 48%, nữ chiếm 52%.
 
Trong đó, tuổi nghỉ hưu bình quân là 53,2 tuổi với thời gian tham gia BHXH bình quân là 30,8 năm và tiền lương hưu bình quân tháng tại thời điểm tháng 12-2011 là 2,44 triệu đồng.
 
Một thực tế là trong khi quy định tuổi nghỉ hưu còn thấp thì tuổi thọ trung bình ngày càng tăng khiến thời gian trả lương hưu tương đối dài, bình quân là gần 20 năm.
 
Ông Nguyễn Hùng Cưọng, Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHXH, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, lo ngại với mức đóng góp và mức hưởng chế độ như quy định hiện hành thì đến năm 2023 số thu cho quỹ BHXH sẽ bằng số chi và từ năm 2024 trở đi, ngoài số thu trong năm, phải trích sử dụng thêm kết dư của thu các năm trước mới đảm bảo đủ chi cho các đối tượng hưởng lương từ quỹ này.
 
Hơn nữa, đến năm 2037, nếu không có chính sách hoặc biện pháp tăng thu hoặc giảm chi phù hợp thì số thu BHXH trong năm và kết dư của các năm trước bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả.
 
Ông Cưọng cho rằng, cần căn cứ vào tình hình kinh tế, lao động, việc làm để quy định thời điểm tăng tuổi nghỉ hưu cho phù hợp. Tuy nhiên, theo tính toán của Ban Thực hiện chính sách BHXH, nếu tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2015 với phương thức tăng dần, cứ 2 năm tăng thêm 1 tuổi đến khi nam đủ 65 tuổi, nữ đủ 60 tuổi thì chỉ riêng với thay đổi này, quỹ BHXH đảm bảo cân đối thêm khoảng 20 năm, do thời gian đóng BHXH kéo dài thêm 5 năm và thời gian hưởng lương hưu giảm đi 5 năm.
 
"đây là giải pháp hữu hiệu nhất trong các giải pháp nhằm đảm bảo cân đối quỹ hưu trí bền vững. Các nước trên thế giới hiện nay đều đang cố gắng tăng tuổi nghỉ hưu khi có điều kiện", ông Cưọng nhấn mạnh.
 
ọž một khía cạnh khác, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho hay, quy định ưu tiên phụ nữ nghỉ hưu sớm hơn 5 năm hiện đang là gánh nặng lớn cho quỹ BHXH. Nếu nâng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ bằng nam giới thì chi trả lương hưu sẽ giảm bớt khoảng 4,5 ngàn tỉ đồng (0,4% của tổng sản phẩm nội địa - GDP).
 
Hơn nữa, gánh nặng này sẽ còn tăng cao hơn từ năm 2020, khi số lượng lớn lao động ở khu vực tư nhân tham gia BHXH từ năm 1995 đến tuổi được hưởng lương hưu (khu vực tư nhân mới được tham gia BHXH từ năm 1995).
 
"Nếu vẫn giữ quy định phụ nữ nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm, ước tính gánh nặng chi trả lương hưu năm 2020 sẽ tương đương với 1,3% GDP", bà Hương góp ý tại hội thảo.
 
Ý kiến của các đại biểu đều thống nhất rằng, so với các nước trên thế giới, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới ở Việt Nam được đánh giá là tương đối đầy đủ, tiến bộ. Từ Hiến pháp tới các bộ luật đều đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới cùng phát triển tiến bộ và bình đẳng. Tuy nhiên, cần có lộ trình phù hợp để tránh khó khăn cho doanh nghiệp bởi quy định này sẽ tác động tiêu cực tới năng suất lao động trong một số lĩnh vực nhất định. Nếu thực hiện điều chỉnh dần dần, các doanh nghiệp này sẽ có cơ hội thay đổi các chính sách đầu tư và hoạt động của mình, duy trì sức cạnh tranh.
 
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Uọ· ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay, trước mắt ủy ban sẽ đề xuất giữ nguyên quy định về tuổi hưu hiện tại trong đề án sửa đổi Luật Lao động mới, đồng thời, linh hoạt đối với 2 nhóm đối tượng. Thứ nhất là giảm tuổi nghỉ hưu đối với nhóm đối tượng làm việc ở vùng sâu, vùng xa, nơi độc hại nguy hiểm và lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thứ hai là tăng tuổi nghỉ hưu đối với nhóm là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học và bác sĩ.
 
Trong tương lai khi hội tụ đủ các điều kiện phù hợp, nâng tuổi nghỉ hưu không những của nữ mà cả của nam là điều chắc chắn vì nếu không chúng ta sẽ không thể đảm bảo được quỹ BHXH, ông Lợi cho hay.
 
Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (bao gồm vấn đề tuổi nghỉ hưu nữ) sẽ được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII vào tháng 5 tới.
 
PV (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc

TUọ”I NGHđ¨ HƯU NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ Họ¢P ?
Theo quy định hiện nay Bộ luật lao động tuổi nghĩ hưu đối với nam đúng 60, nữ đúng 55 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên. Qua tính toán của ngành bảo hiểm, nếu kéo dài thời gian người lao động nghĩ hưu ,thì qũy bảo hiểm xã hội sẽ tăng lên đó là điều tất nhiên. Tuy nhiên nhìn vào thể trạng sức khoẻ của người việt nam, không thể nào bằng thể trạng sức khoẻ của người dân ở các nước phương tây được, do thu nhập và mức sống của họ cao hơn ta nhiều. Cứ nhìn vào cầu thủ bóng đá của nước ta, so với cầu thủ của các câu lạc bộ bóng đá châu âu thì cũng đã rõ. Với thu nhập và mức sống của người lao động ở nước ta hiện nay, thì độ tuổi nghĩ hưu như vậy là phù hợp. ọž nứơc ta, phần đa tuổi kết hôn của những cặp vợ chồng đều là người Việt nam, thưọng thưọng chênh lệch nhau giữa nam và nữ từ 3 đến 5 tuổi ; nếu như tuổi về hưu nam và nữ bẳng nhau , thì người chồng về hưu trước, trong khi đó người vợ vẫn tiếp tục đi làm việc, mãi đến 3 hay 5 năm sau người vợ mới được nghĩ hưu , rõ ràng cuộc sống trong gia đình sẽ không được vui, do vậy việc quy định chênh lệch tuổi nghĩ hưu giữa nam và nữ theo quy định của bộ luật lao động hiện nay là phù hợp. Trong thời gian vừa qua, thực hiện nghĩ hưu theo quy định hiện nay, thì hàng năm có trên 100.000 người lao động nghĩ hưu, như vậy cũng chính là tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lớp trẻ mới ra trường, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có năng lực thay thế các vị trí lãnh đạo chủ chốt các ngành nghề trong xã hội, phát huy được năng lực sở trường của mình phục vụ cho đất nước. để có thể tăng thêm nguồn qũy bảo hiểm xã hội , đề nghị điều kiện về hưu cần nâng mức thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đối với nữ là từ 25 năm , đối với nam là từ 30 năm. Vì thực tế hiện nay các em sinh viên học chuyên môn sau khi ra trường công tác thưọng ở độ tuổi 23 đến 25, nếu công tác được 30 năm, đóng bảo hiểm xã hội 30 năm, thì mới đến 55 tuổi thôi. đối với các lực lượng vũ trang cũng cần quy định tuổi nghĩ hưu giống như luật công chức, viên chức nhà nước. Nếu thực hiện được chắc chắn nguồn thu bảo hiểm xã hội sẽ tăng. đối với nguồn bảo hiểm xã hội trong thời gian chưa sử dụng, nhàn rỗi, nhà nước cho phép ngành Bảo hiển xã hội Việt nam cho các ngân hàng thương mại vay , lãi thu được từ ngân hàng bổ sung thêm cho nguồn bảo hiểm xã hội Việt nam. Qua phân tích trên, đề xuất giữ nguyên quy định về tuổi hưu hiện tại trong đề án sửa đổi Luật Lao động mới, đồng thời, linh hoạt đối với 2 nhóm đối tượng. Thứ nhất là giảm tuổi nghỉ hưu đối với nhóm đối tượng làm việc ởvùng sâu, vùng xa, nơi độc hại nguy hiểm và lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thứ hai là tăng tuổi nghỉ hưu đối với nhóm là những người có trình độchuyên môn kỹ thuật cao như phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học và bác sĩ.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,468
  • Tổng lượt truy cập41,251,069
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây