Lại chạy sau thực tiễn
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, việc nâng mức chiết trừ gia cảnh (CTGC) từ 4 triệu đồng/tháng lên 6 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,4 triệu đồng/tháng vẫn không khắc phục được nhược điểm bất hợp lý mà luật Thuế hiện đang gặp phải. Ông Nguyễn Thái Sơn - Giám đốc Công ty tư vấn thuế Sài Gòn, nguyên Trưởng phòng Thuế TNCN Cục Thuế TP.HCM - nhận xét trong năm qua, mức CTGC luôn thấp trong cảnh lạm phát gia tăng khiến đọi sống người dân khó khăn. Thực tiễn đã chứng minh, mỗi năm trượt giá tăng giảm khác nhau và rất nhiều năm, lạm phát vượt xa nhiều so với dự báo nên không thể đưa ra một con số tuyệt đối về CTGC. Vì con số tuyệt đối thưọng hay lỗi thời khi áp dụng. đó là lý do, nhiều người kỳ vọng, sau một thời gian dài nghiên cứu, dự thảo lần này sẽ thay đổi cơ bản trong cách tính, chứ không phải đưa ra con số tuyệt đối như nói trên.
|
Nhận xét trên là hoàn toàn có cơ sở. Trên thực tế, từ năm 2007 đến nay, chỉ số lạm phát đã tăng 68,9% (năm 2007: 12,6%; 2008: 19,9%; 2009: 6,25%; 2010: 11,75%; 2011: 18,13%). Lạm phát nhiều năm trên 2 con số chứ không phải dưới 2 con số như dự báo khi xây dựng luật Thuế TNCN năm 2007. đó là nguyên nhân chính khiến luật Thuế TNCN hiện hành bị lỗi thời và phải sửa đổi. Nhưng dự thảo lần này cũng vẫn đi theo hướng cũ.
Theo ông Nguyễn Thái Sơn, việc sửa đổi nên theo chỉ số giá cả. Điều này sẽ giúp mức CTGC bám sát thực tế. đặc biệt, giao quyền quyết định cho Chính phủ để linh hoạt thay đổi vì cứ vài năm lại thay đổi luật. Cũng quan điểm này, từ những tháng đầu năm 2011, luật sư Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh đăng Quang - đã có những góp ý sửa đổi theo hướng căn cứ vào mức lương tối thiểu áp dụng chung và đề xuất mức CTGC từ 8 - 10 tháng lương tối thiểu thay vì đưa ra số tuyệt đối về mức CTGC. Trao đổi về dự thảo sửa đổi luật Thuế TNCN mới công bố, ông Trần Xoa cho rằng: "Nếu việc sửa đổi chỉ đưa ra con số tuyệt đối về CTGC như dự thảo thì sẽ lặp lại chuyện chạy sau thực tiễn". Mức CTGC trở nên lạc hậu so với thực tế khi mức mới áp dụng".
TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - Xã hội Hà Nội, chia sẻ đã từ lâu nhiều ý kiến cho rằng mức khởi điểm tính thuế TNCN 4 triệu đồng là thấp trong bối cảnh lạm phát như hiện nay. Việc thay đổi là tất yếu và cần thiết phục vụ cho an sinh xã hội. "Còn mức tăng cụ thể, trước đây tôi từng có ý kiến từ 8-10 triệu đồng. Nhưng cách hay nhất nên thay mức triệu đồng bằng mức lương tối thiểu, để mềm dẻo, khi áp dụng vào thực tiễn. Nó đảm bảo cả hai yêu cầu, là phù hợp với mức sống thực tế của người dân, nhất là yếu tố an sinh xã hội và phải dễ áp dụng, tránh tình trạng lạm dụng, thiệt hại cho cả người chịu nộp thuế cũng như phía nhà nước. Mỗi người một quan điểm khác nhau, nhưng cơ quan soạn thảo cũng nên tiếp thu ý kiến để dự thảo luật ra đọi không nhanh chóng lạc hậu, chứ không nên tự ái", ông nói.
|
Quá trễ
Theo dự thảo, thời điểm bắt đầu áp dụng luật Thuế mới là năm 2014. đây là điều bức xúc của người nộp thuế và cả những chuyên gia theo dõi thuế. Ông Trần Xoa cho rằng lập luận của Bộ Tài chính về việc phải chọ đến 2014, khi luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có hiệu lực thì mới áp dụng luật Thuế TNCN mới là không có cơ sở, không chính đáng. Thuế TNCN không nhất thiết phải song hành với thuế TNDN (dự kiến giảm còn 22 - 23% vào năm 2014). Các doanh nghiệp đóng thuế sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và đóng theo 1 bậc duy nhất. Còn thuế TNCN đóng theo biểu thuế lũy tiến, cá nhân không được trừ chi phí. Không có lý do gì bắt luật này phải chọ luật kia. Quan trọng hơn, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngưỡng thuế thì lạc hậu, thì nên điều chỉnh ngay để khắc phục những bất hợp lý.
Một lập luận khác của Bộ Tài chính khi đưa ra mốc thời gian áp dụng 2014 là để "có thời gian chuẩn bị thông tư, phần mềm", theo luật sư Xoa, là chưa thuyết phục. Bởi nếu luật chỉ sửa đổi những vấn đề như đã công bố thì đó là phần xử lý "kỹ thuật", khi ban hành là có thể áp dụng được. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thái Sơn cho rằng nếu chỉ sửa những điểm như công bố thì không nhất thiết phải mất đến hơn 2 năm như dự thảo.
Một vấn đề quan trọng tác động đến số thuế mà người nộp thuế phải đóng là khoảng cách giữa các bậc chịu thuế hiện nay quá thấp. Từ 5 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng là chịu một bậc thuế. Do đó, thu nhập của người dân chỉ hơn 10 triệu đồng lại rơi vào bậc thuế thứ 2. Ông Nguyễn Thái Sơn cho rằng việc bọ mức thuế suất 35% nhiều khi không quan trọng bằng việc điều chỉnh giãn mức thu nhập giữa các bậc thuế suất bởi nó sẽ có ảnh hưởng đến nhiều người nộp thuế hơn.
Sẽ nhanh chóng lạc hậu Một lãnh đạo cấp cao của Bộ Tài chính cho rằng quan điểm của ông là luật nên sửa đổi theo hướng căn cứ vào mức lương tối thiểu, để tránh sự lạc hậu và phù hợp với đọi sống thực tiễn hơn. Lý do, hiện nay lương tối thiểu của Việt Nam được chia cụ thể theo 5 vùng và 3 khu vực, quốc gia nào trên thế giới cũng có mức lương này và nó phù hợp với quy luật của thị trường. Người nộp thuế nằm ở khu vực nào, vùng nào thì điều chỉnh theo khu vực đó. "Biện pháp hay nhất là điều chỉnh thuế căn cứ vào lương tối thiểu theo từng khu vực. Hệ số là bao nhiêu, 8 hay 10 lần so với lương khu vực thì cùng nhau bàn luận và nghiên cứu trước khi trình Quốc hội thông qua", lãnh đạo này nói. Anh Vũ |
Thanh Xuân