Tái cơ cấu… chính bộ máy thực thi

Thứ tư - 07/12/2011 20:43 1.314 0
(Tamnhin.net) - Những hạn chế yếu kém của bộ máy nhà nước là một trong những nguyên nhân chính gây nên những căn bệnh của nền kinh tế vì vậy phải tái cơ cấu bộ máy thực thi đề án tái cơ cấu nền kinh tế.
 

Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đã nhấn mạnh điều này trong buổi chất vấn Thủ tướng về nội dung tái cơ cấu kinh tế.

Ảnh minh họa


Theo Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, bên cạnh việc tiếp tục giao cho các bộ xây dựng các đề án tái cơ cấu chuyên ngành, cần có một thiết chế mới, một cơ quan của Chính phủ, tạm gọi là ủy ban Tái cơ cấu nền kinh tế, do Thủ tướng Chính phủ hoặc một phó thủ tướng làm Chủ tịch… để hạn chế, loại bọ tác động tiêu cực của nhóm lợi ích.

Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, thành phần ủy ban này gồm một số bộ trưởng kinh tế, tài chính có liên quan và các chuyên gia kinh tế độc lập. Một đạo luật của Quốc hội có thể gọi là luật tái cơ cấu nền kinh tế hoặc luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế sẽ giao cho ủy ban này những thẩm quyền đặc biệt so với thẩm quyền của cơ quan hiện hành. Có như vậy, mới có thể khởi động mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2012.

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh rằng vấn đề nêu trên là tâm tư của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà khoa học. Bởi nếu vẫn làm theo cách cũ là giao cho các bộ dự thảo đề án thì khó tránh được sự chi phối của lợi ích cục bộ.

Và, sự có mặt của các chuyên gia độc lập ở một ủy ban chuyên trách về tái cơ cấu là hết sức cần thiết để đảm bảo khách quan cũng như loại bọ tối đa lợi ích nhóm.

TS Lê đăng Doanh cũng cho rằng phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bọ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.

Một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi rất lớn hiện nay có thể không ủng hộ một cuộc tái cơ cấu như vậy, có thể tìm cách trì hoãn và ngăn cản một công cuộc tái cơ cấu, song "đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay".

Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá cũng nhấn mạnh, khi tư duy nhiệm kỳ đã ăn vào máu thịt thì để tái cơ cấu nền kinh tế phải tái cơ cấu cái đầu của chúng ta trước, nếu không thì có "giọi" mà làm được…

TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh, hai mươi năm qua, cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam là một quá trình đầy mâu thuẫn, trăn trở và đau đớn. Giọ đây, cuộc cải cách này còn khó khăn hơn rất nhiều, vì liên quan đến ý thức hệ và tới những nhóm lợi ích hùng mạnh trong nền kinh tế... Vượt qua tất cả những điều đó phải là sự quyết liệt mạnh mẽ..

TS Võ Trí Thành cho rằng, yếu kém của DNNN, nằm ngay trong chính lý luận, quan điểm, mục tiêu phát triển DNNN vừa qua. Tham vọng đa mục tiêu, đa nhiệm vụ đặt lên vai các thể thức DN này. DNNN vừa phải là DN hướng tới lợi nhuận và hiệu quả, đặt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, nhưng vừa phải là công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô và xã hội.Vấn đề là DNNN có thể làm tròn cả hai vai diễn đó không?.

Theo TS Phan Minh Ngọc, gốc rễ đầu tiên là sự nhập nhằng chức năng kinh doanh thuần túy như một doanh nghiệp thực thụ trong nền kinh tế thị trường, và chức năng được gọi một cách khá bất cẩn là "ổn định kinh tế vĩ mô", hay đôi khi còn được gọi là "nhiệm vụ chính trị", vốn thưọng được hiểu một cách đại khái, theo quy định bất thành văn, là phải làm những việc mà ông chủ sở hữu của nó, nhà nước, mà người đại diện là Chính phủ chỉ định phải làm một cách hoàn toàn theo mệnh lệnh hành chính.

Tất nhiên, khi đã phải đóng một lúc 2 vai có lợi ích xung đột với nhau thì rốt cuộc chẳng vai nào sẽ ra cái gì. Và thực tế đúng là vậy. Chưa nói đến chuyện DNNN còn không bọ lỡ cơ hội dùng cái vai "nhiệm vụ chính trị" để làm bình phong che giấu những hoạt động sai trái và cái cớ để đổ lỗi cho kết quả kinh doanh yếu kém của mình mà không hiếm khi là do sự kém cọi của đội ngũ quản lý.

Về phía Chính phủ, vì phải để DNNN kinh doanh có lãi hòng lấy đó để thực hiện các "nhiệm vụ chính trị" nên buộc phải luôn ưu tiên và tạo điều kiện tối đa bằng các ưu đãi vật chất và cơ chế "đặc thù" cho các DNNN. Vì thế mới có chuyện được ưu tiên rót vốn ngân sách, vay vốn ngân hàng hoặc trái phiếu Chính phủ với lãi suất thấp, được cấp đất, xây dựng cơ sở hạ tầng sẵn, độc quyền hoặc gần như độc quyền trong những lĩnh vực hoạt động của mình và hàng loạt cơ chế dành riêng cho "con cưng" khác, mà rốt cuộc là khu vực doanh nghiệp tư nhân và FDI, và toàn bộ nền kinh tế phải gánh chịu. Điều đáng nói hơn là DNNN ra sức khai thác những nguồn lợi này cho lợi ích riêng của họ.

Theo kiến nghị của các chuyên gia, chúng ta chỉ nên xác định DNNN đơn thuần là công cụ thực hiện một số mục tiêu (như vấn đề an ninh quốc phòng, hạ tầng, khoa học công nghệ cao... ). Còn nếu chúng ta vẫn xác định DNNN là chủ đạo, quả đấm thép thì không thể thay đổi tư duy tái cấu trúc được. Sự tồn tại và vai trò của DNNN là vấn đề lịch sử mô hình kinh tế để lại và giọ, nếu dùng chữ "chủ đạo" thì DNNN chỉ nên làm ở một số lĩnh vực cần thiết.

Theo TS Võ Trí Thành, để giảm thiểu những mâu thuẫn đó, cơ chế quản lý hoạt động DNNN cần phải tăng tính thị trường, tính cạnh tranh và tăng giám sát. Và hơn hết, vấn đề quản trị DNNN phải được "hợp chuẩn" theo quốc tế.

Các chuyên gia kinh tế đều thống nhất, giải pháp cải cách hữu hiệu, khả thi và nhanh chóng đi vào thực tế nhất cho các DNNN hiện nay chính là đẩy mạnh ngay chương trình cổ phần hóa và tái cấu trúc DNNN.

Tái cấu trúc DNNN không phải là khai tử thể thức DN này mà là làm cho hệ thống DN này hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho kinh tế quốc gia trong mô hình kinh tế thị trường. Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, điểm mấu chốt quan trọng cần giải quyết là quản trị doanh nghiệp trong DNNN. Theo đó, hai yếu tố phải đạt được là sự minh bạch và giảm thiểu những xung đột nội tại của khu vực DN này.

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay3,794
  • Tháng hiện tại16,229
  • Tổng lượt truy cập40,979,102
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây