Tăng giá điện và chuyện hậu trường EVN

Thứ bảy - 07/04/2012 23:03 1.295 0
Suốt cả năm nay, EVN gây ồn ào dư luận với con số thua lỗ và nợ nần rồi rập rình xin tăng giá điện. Song, khi họi giá điện sẽ tăng thế nào, khi nào tăng thì cả quản lý ngành lẫn lãnh đạo EVN đều "im thin thít", chỉ giãi bày đó là việc đặng chẳng đừng.

Sao phải giấu nhẹm chuyện tăng giá điện?

Không thông báo trước vấn đề tăng giá điện - có lẽ, đây là điều gây thất vọng lớn  tại buổi họp báo công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của Bộ Công Thương cuối tuần qua.

Khi báo chí thẳng thắn đặt vấn đề, dư luận đang quan tâm chuyện tăng giá điện và sẽ hiểu cuộc họp báo này là nhằm "lobby" trước việc sẽ tăng giá điện, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã phủ nhận ngay điều này.

Bởi, theo lời ông Vượng: "Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN là theo quy định mới. 2011 là năm đầu tiên Bộ Công Thương chính thức công bố các giá thành và đáng lẽ làm sớm hơn".

Tuy nhiên, trước và sau đó, ông Thứ trưởng cũng không quên nhấn mạnh: "Theo nguyên tắc, các khoản lỗ kinh doanh điện này sẽ được hạch toán đương nhiên vào giá điện vì giá điện lỗ do thấp hơn giá thành".

Thông điệp đáng lưu tâm hơn là người dân không có quyền biết trước chuyện tăng giá điện!

Nhưng "việc điều chỉnh giá điện sắp tới sẽ như thế nào, liều lượng ra sao, chúng tôi chưa thể thông báo ngay được. Nhiều lãnh đạo cao cấp cũng đã họi. Chúng ta sẽ biết khi nào việc điều chỉnh giá điện được thực hiện", ông Vượng chốt vấn đề.

Rõ ràng nói ngược, nói xuôi, nói xa nói gần thì tinh thần chung của cuộc họp báo cũng nhằm gửi thông điệp tới nhân dân rằng: tăng giá điện là giải pháp duy nhất để cứu vãn ngành điện hiện nay, mà cụ thể hơn là để bù lỗ cho EVN, ngăn ngừa EVN vỡ nợ, phá sản.


Vì sao chuyện giá điện lại phải giấu nhẹm và bàn kín như vậy? Vì sao một thứ giá độc quyền, liên quan lợi ích sát sưọn của doanh nghiệp và người tiêu dùng lại không được công bố công khai rộng rãi? Liệu giá điện tăng bao nhiêu, tăng khi nào có phải là chuyện cơ mật, có độ "nhạy cảm" cao. Và nếu "công khai" thì có thể gây xáo trộn nền kinh tế, đọi sống xã hội?

Chưa bao giọ, lãnh đạo Bộ Công Thương hay lãnh đạo EVN nêu rõ lý do phải giữ kín các phương án tăng giá điện với báo chí. Các nhà quân sư tham mưu lĩnh vực giá điện này cho Chính phủ chỉ đưa ra một nguyên tắc đơn giản là: vấn đề còn đang bàn, đang trình và chưa nói được.

Cho đến nay, cùng với điện, Việt Nam vẫn còn có than, xăng dầu là những mặt hàng do Nhà nước can thiệp sâu và đôi khi là toàn quyền định đoạt. Tuy vậy, chuyện giữ kín vấn đề giá điện lại không có lý do "chính đáng" như chuyện giá xăng giai đoạn trước Nghị định 87.

Trước đây, khi giá xăng còn do Bộ Tài chính toàn quyền quyết định, doanh nghiệp chưa được tự định giá, giới báo chí chỉ được biết cuộc họp báo công bố giá xăng trước đúng 1 tiếng đồng hồ. Nghĩa là, đây là giá "mật". Lý do, theo phân tích của Bộ Công Thương - Tài chính là vì, nếu công bố sớm việc điều chỉnh giá xăng, cung cầu trên thị trường sẽ xáo trộn, đại lý bán lẻ sẽ đầu cơ, gom hàng, tích trữ và ngừng bán nếu "biết" giá xăng sắp tăng... Rồi, người dân sẽ đổ xô đi mua xăng gây quá tải hệ thống.

Lý do đó xem ra còn chính đáng. Nhưng nói vậy để thấy, trong 4 năm qua kể từ 2007, đối với giá điện, người dân thưọng chỉ biết đến các phương án tăng giá khi báo chí "giải mật". đó là những dạng tình huống như chuyện hồi năm 2008, ông Bùi Xuân Khu, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, "lỡ miệng" bật mí giá điện đang được xin tăng hơn 20%. Hoặc năm 2009, giá điện được EVN đề xuất 4 phương án với mức cao nhất hơn 13% bị lộ khi Tập đoàn Than đòi tăng mạnh giá than bán cho điện lên tới tận 147%.

Hay như gần đây, giá điện được EVN xin tăng từ 10-13% ngay trong tháng 11 này được phát đi từ một thành viên Hội đồng quản trị của EVN.

Mặc dù không thẳng thắn thừa nhận việc xin tăng giá điện lên bao nhiêu, nhưng ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN, "tiết lộ", mỗi kWh hiện đang lỗ 300 đồng. để đủ hòa vốn thì giá bán điện phải cộng thêm 300 đồng nữa. Nói cách khác, với mức giá bình quân năm 2011 hiện là 1.242 đồng/kWh, nếu tăng thêm 300 đồng/kWh cho "đủ" thì mức tăng sẽ "vọt" lên tới 24%, tức cách xa với khoảng xin tăng 10-13%.

Cứ như thế, giá điện tăng bao nhiêu, tăng khi nào được công bố lên dư luận theo một cách "rò rỉ" như vậy. đến nay, thông tin đồn đoán rằng, EVN muốn tăng 13% nhưng nghe đâu, cơ quan quản lý chỉ cho mức 11%?!

Chỉ biết rằng, giá điện ở Việt Nam đã tăng tới liên tục trong 4 năm qua với tổng mức tăng là 43% so với năm 2007 và sắp tới, sẽ còn tăng nhiều nữa!


Minh bạch hay lobby

Có thể nói, nếu với nội dung "công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010" thì cuộc họp báo phải được coi là một sự kiện minh bạch thông tin đáng hoan nghênh. Dù rằng, động thái này là nhằm tuân thủ "mệnh lệnh" mới đây của Thủ tướng về công bố công khai tình hình tài chính các tập đoàn, tổng công ty.

Trước đó, khi nghe tin EVN xin tăng giá điện, các chuyên gia kinh tế đều "khuyến cáo" Chính phủ rằng, phải kiểm tra xong giá thành điện rồi hãy tính chuyện tăng giá. Nói cho cùng, cuộc họp báo đã thể hiện có sự tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản biện của các chuyên gia kinh tế.

Tuy nhiên, diễn ra đột xuất vào chiều thứ Bảy tuần trước và vắng đại diện Bộ Tài chính vì lý do tổ chức gấp, toàn nội dung cuộc họp báo chỉ kêu lỗ, nợ cho EVN và "tuyên bố" sẽ phân bổ hơn 10.000 tọ· đồng lỗ vào giá bán lẻ điện, cách thức đó đã biến một sự kiện chính thống minh bạch trở thành một động thái lobby chính sách thì đúng hơn.

Cũng vì thế, người dân sẽ không thể không "hiểu nhầm" rằng, việc công khai giá thành điện chỉ là hình thức, đối phó, qua loa mà thôi. Chưa kể, nội dung công bố không bóc tách bản chất lỗ vì đâu, mà chỉ đưa ra các con số lỗ khổng lồ với lý do khách quan chung chung như hạn hán, thủy điện thiếu hụt, chênh lệch tọ· giá, giá nhiên liệu tăng...

Lại giống như rất nhiều kỳ cuộc tăng giá các mặt hàng xăng dầu, than, việc đầu tiên của các tập đoàn, tổng công ty là kêu lỗ, kể nghèo kể khổ thì việc công bố lỗ, nợ và đòi phải gấp gáp tăng ngay giá điện năm nay là chuyện đương nhiên?

Có một tín hiệu khác biệt thuận lợi cho các nhà điều hành giá điện ở năm nay, đó là sự "cam chịu, chấp nhận" của giới doanh nghiệp sản xuất như ngành thép, xi măng, hóa chất... Hễ họi chuyện tăng giá điện, các đơn vị này đều chỉ nói, thà tăng giá còn hơn mất điện. Song đáng tiếc, EVN và cơ quan quản lý chưa tranh thủ "tận dụng" sự đồng lòng này mà vẫn giữ nguyên cách ứng xử độc đoán với khách hàng và người tiêu dùng điện.

Trong bối cảnh hiện nay, lộ trình tăng giá điện phải được minh bạch thực sự. Ít nhất, EVN, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phải làm sáng tọ trước nhân dân các câu họi: Khi nào sẽ tăng giá điện? Với khoản lỗ được cho là hợp lý sau kiểm toán, giá điện ở Việt Nam sẽ phải chịu qua bao nhiêu đợt tăng, mức tăng ra sao để "đủ" bù đắp chi phí đầu vào? Theo đó, tác động giá điện tới đọi sống dân sinh, tới nền kinh tế ở mức độ nào?

Cứ mỗi lần tăng giá điện xong, EVN và các quan chức lại nói, tăng thế chưa đủ, còn lỗ, còn nợ và còn phải tăng tiếp. Tăng giá điện trở thành chuyện "sống còn" của ngành điện.

Nếu ngành điện ứng xử với dư luận theo cách "được lòng trước, mất lòng sau", dồn cơ quan quản lý Nhà nước và ép người tiêu dùng phải chấp nhận bức tranh giá điện còn tù mù như hiện nay thì câu chuyện giá điện còn lâu mới nhận được sự "đồng lòng" của dư luận.

Ý kiến bạn đọc

 

MINH TRI (07-04-2012 | 09:08 )

NÊN Điọ€U CHọˆNH KỊP THọœI QUYẾT đỊNH TRÁNH EVN Dọ°A DẪM đọ‚ Tđ‚NG GIÁ Điọ†N
Không thể vịn vào theo cơ chế thị trường, thì phải có lộ trình năm nào cũng điều chỉnh tăng giá điện là không đúng , vì điện cũng là thương phẩm cũng như các lọai hàng hóa khác, thì giá cũng phải có lúc lên lúc xuống theo quy luật của giá trị và quy luật của thị trường. Hoặc là lý do giá điện của nước ta hiện nay thấp hơn các nước trong khu vực, nên phải điều chỉnh giá tăng bằng họ, như vậy cũng không thuyết phục, vì như Trung quốc có thu nhập đầu người hơn ta gấp 4 lần , nếu giá điện tăng cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đọi sống của người dân. Tháng 2/2011 vừa qua Bộ công thương tham mưu cho chính phủ ban hành quyết định số 24 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường , như vậy có hợp lý hay không? Có lẽ người dân ai cũng biết qua theo dõi trả lời chất vấn kiến nghị của đại biểu, cử tri tại kỳ họp của Quốc hội về việc tăng giá điện, giá xăng dầu thì Lãnh đạo Bộ công thương đều có ý kiến bảo vệ quyền lợi đến cùng đến các doanh nghiệp nhà nước như điện , xăng dầu, chớ không nghĩ đến đọi sống khó khăn của người dân hiện nay. Vừa qua tập đoàn điện lực Việt nam có ý định đề nghị chính phủ điều chỉnh tăng giá điện , nhưng qua dư luận phản ánh ý kiến của người dân và qua phân tích của các chuyên gia kinh tế nên dừng lại. Tập đòan điện lực Việt nam từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng vv… nên đã bị lỗ , nay Tập đòan lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý. Hiện nay Tập đòan đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung quốc vv… Do bị ép giá , giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do Tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại tòan bộ cổ phần cho Tập đòan, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tậpđòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. Về lâu dài đề nghị các bộ ban ngành có chức năng, sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh quyết định 24 chính phủ cho hợp lý, tránh tập đoàn EVN dựa dẫm vào quyết định trên, để có cớ để tăng giá điện, ảnh hưởng đến đại đa số đọi sống khó khăn của người dân hiện nay.


 

Nguồn tin: Người đưa tin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại71,260
  • Tổng lượt truy cập41,251,861
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây