Tạo cơ chế cho người tự nguyện từ chức

Thứ ba - 06/03/2012 13:29 1.183 0
Nếu lãnh đạo nào tự nguyện xin từ chức và có ý định không còn muốn tiếp tục công tác nữa và làm đơn xin được nghỉ hưu thì nên tạo điều kiện cho họ với những thay đổi phù hợp theo luật công chức và bảo hiểm xã hội.

Chúng ta đều biết chỉ có những người có chức có quyền mới có quyền từ chức. Khái niệm về từ chức đã chính thức đưa vào luật cán bộ công chức, viên chức mới đang được áp dụng. Tuy nhiên mãi đến nay có lẽ người xin tự nguyện từ chức có lẽ đếm trên đầu ngón tay.

Từ thời kỳ vua chúa phong kiến cũng có nhiều vị quan thanh liêm bất mãn với triều đình tha hóa bất lực, yếu kém có vị vua hôn quân cùng nhiều vị quan nịnh thần, nên đã treo ấn từ quan như Chu văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm…có trường hợp bị vua cách chức từ quan huyện trở thành anh lính gác cổng thành như Nguyễn Công Trứ, sau đó thực hiện tốt công việc của mình và được phục hồi lại chức quan.

thời nay chúng ta cũng từng chứng kiến trường hợp của một vị nguyên là Bộ trưởng bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, tự nhận bản thân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một bộ trưởng, nên đã xin từ chức và được quốc hội chấp nhận.

đây là một vị lãnh đạo hết sức dũng cảm từ bọ quyền lực của mình, là tấm gương cho người khác học tập noi theo. Cũng có vài trường hợp cũng xin từ chức nhưng xem lại đã đến tuổi nghỉ hưu.

Hiện nay theo quy định của luật cán bộ công chức, viên chức và luật bảo hiểm xã hội, người muốn về hưu nam phải đủ 60 tuổi, nữ phải đủ 55 tuổi, ngoài ra thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm, chính những quy định ràng buộc như vậy, nên những người có ý định từ chức muốn về hưu nhưng không đủ độ tuổi nghỉ hưu, do vậy không làm đơn xin từ chức.

Chúng ta biết những người có chức vụ ít nhất lãnh đạo cấp huyện, các sở ban ngành của tỉnh trở lên, nếu từ chức thì chắc chắn họ sẽ trở thành một nhân viên, một chuyên viên, trở thành người tham mưu cho người mà trước đây là cấp dưới của mình, với lòng tự trọng họ sẽ trăn trở suy nghĩ nên từ chức hay không? Vì họ chưa đến mức bị cách chức.

Do chưa đủ tuổi nghỉ hưu và bản thân không chấp nhận trở thành một nhân viên, thì chỉ có con đường là làm đơn xin nghỉ việc mà thôi, tuy nhiên tâm lý ai công tác nhiều năm ở nhà nước đều muốn được hưởng chế độ nghỉ hưu, nhưng theo quy định thì chưa được.

để tạo điều kiện cho những lãnh đạo tự nguyện từ chức, đồng thời cũng là tạo thời cơ cho lớp trẻ gánh vác trọng trách, trách nhiệm cao hơn, nhà nước nên xem xét thay đổi điều kiện để nghỉ hưu.

Nếu người lãnh đạo nào tự nguyện xin từ chức và có ý định không còn muốn tiếp tục công tác nữa và làm đơn xin được nghỉ hưu thì nên tạo điều kiện như không ràng buộc về tuổi tác, chỉ ràng buộc thời gian đóng bảo hiểm xã hội có thể từ 25 năm đóng bảo hiểm trở lên, khi tính lương hưu không tính khấu trừ tọ· lệ % do chưa đủ tuổi nghĩ hưu.

Nếu có sự thay đổi như vậy hy vọng trong thời gian đến, sẽ có nhiều lãnh đạo tự nhận thấy chưa hoàn thành trách nhiệm được cấp trên giao sẽ có ý định xin từ chức.

Minh Trí

 

 
 

CẦN Bọ” SUNG LUẬT CÔNG CHọ¨C VÀ BẢO HIọ‚M XÃ Họ˜I.

 

CẦN Bọ” SUNG LUẬT CÔNG CHọ¨C VÀ BẢO HIọ‚M XÃ Họ˜I.
Tôi thấy đề xuất của bạn Minh Trí là hợp tình hợp lý , từ trước đến nay chưa bổ sung cơ chế trên vào luật để tạo điều kiện cho họ tự nguyện từ chức, thì làm sao nói không thể thực hiện . Nếu đưa vào luật có thể triển khai ban đầu chưa được nhiều người tham gia , nhưng dần dần nó trở thành chuyện bình thưọng , cũng không ai bình luận gì nhiều. Như ở các nước ngòai, việc lãnh đạo không hòan thành nhiệm vụ và từ chức đó là điều tất nhiên, có thể nói văn hóa trong từ chức. 
THANH

 

  

Nên cho nghĩ hưu sớm và lương hưu tốt

 

nghỉ hưu nên khuyến khích vì có thể họ ko còn thấy năng nỗ được nữa. Tuổi trẻ có nhiều nhiệt quyết và nhanh nhẹn.Những cán bộ lớn tuổi đa phần không có nhu cầu cầu tiến, không còn ham muốn làm phát triển thêm một vấn đề gì đó để đở mệt công. Còn tuổi trẻ thì hăng hái. đa phần những đất nươcc phát triển mạnh và nhanh chóng thì các vị quan chức cấp cơ sọ thưọng trẻ tuổi. còn các vị lớn tuổi thì lại chuyển sang cố vấn cho người trẻ tuổi thực hiện. Những lạnh đạo lớn tuổi thưọng ưu có vụ " vớt cú chót" trước khi nghĩ hưu thưọng gây nên 1 tiêu cực nào đó chẳng hạn thang nhũng. việc này thì tôi thấy cũng nhiều trường hợp.Còn theo tôi nhận định ở thành phố và tỉnh tôi đang sống thì tốt nhất thay mấy vị ngoài 50 đi là vừu vì theo tôi nhận định họ ko tốt : cổ hữu , quan liêu, ăn nhậu thì ghê gốm. nhận hối lộ thì cũng cao.Làm cho cấp dưới cũng có quan điểm giống theo. Khi các bạn trở thành một người mà có mối quan hệ lớn thì cái gì gọi là tật xấu các các vị đó bạn nhìn thấy hết. ôi thôi chán nãn...........

 

  

Lý thuyết suông

 

đã làm lên đến vị trí lãnh đạo rồi thì ít nhiều những người này phải có tài và công (ít hay nhiều) và đóng góp của họ là có nhất định. Có tạo cơ chế thì cũng chả ai từ chức cả, vì đồng lương sống còn không đủ thì về hưu sao sống nổi bằng lương hưu. đành phải chọn cách tại vị để nhận lương và có thể thêm cái gì đó (đây là chính). Chừng nào mà lương đủ sống, và lương hưu có thể sống được thì người ta sẽ sẵn sàng từ chức về hưu sống an nhàn hưởng lương hưu, chứ ai đọi lương tâm sĩ diện đâu mà ngồi mãi để người này nói móc người kia gợi ý nghỉ hưu. Hãy tự suy bản thân mình, nếu là MINH TRÍ thì có xin từ chức về hưu sớm không??? đừng nói lý thuyết, ai nói cũng được, nếu dễ dàng như thế thì người khác đã nghĩ ra và làm trước MINH TRÍ rồi. cuộc sống này không thực dụng nhưng phải hết sức thực tế.

 

  

bảo hiểm

 

ý tưởng : không hạn chế tuổi về hưu + người về hưu được hưởng chế độ căn cứ vào tổng mức đóng góp BHXH

 

  


Nguồn tin: VnEpress.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,395
  • Tổng lượt truy cập41,250,996
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây