- Theo điểm b khoản 1 Mục III Phần B Thông tư số: 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30-1-2007 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, hướng dẫn về khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP có trường hợp: Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởngchế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật BHXH.
Việc cơ quan BHXH tỉnh không giải quyết chế độ tai nạn lao động là không đúng.
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi đơn đến cơ quan BHXH tỉnh nơi bạn tham gia đóng BHXH.
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày bị BXHX từ chối giải quyết hồ sơ, thời hạn thụ lý giải quyết khiếu nại là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp không quá 45 ngày.
Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại đến Giám đốc Sở LĐ-TB&XH hoặc khởi kiện tại tòa án.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH hoặc quá thời hạn quy định (thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp không quá 60 ngày) mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện tại tòa án.