Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong những năm vừa qua, công tác quản trị, giá bán một số mặt hàng chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường. Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động làm suy giảm kinh tế trong nước, chưa kể đến nhiều doanh nghiệp có số lỗ kéo dài trong nhiều năm trước chưa xử lý được. đồng thời, công tác thanh tra, kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước chưa được thưọng xuyên. Nhiều doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu ít, nhưng huy động nhiều vốn từ các nguồn vay khác nhau để đầu tư dàn trải, dẫn tới hệ số nợ cao, khả năng thanh khoản giảm.
|
Bộ Tài chính cần khoảng 55.000 đến 65.000 tọ· đồng để tái cấu trúc DNNN (Ảnh: Internet) |
để giải quyết tình trạng thua lỗ, trong thời gian tới, việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một trong ba nhiệm vụ quan trọng trong việc cơ cấu lại nền kinh tế. Chính phủ đang tập trung chỉ đạo xác định rõ chức năng của Nhà nước và DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; tổng kết, đánh giá mô hình quản lý, hiệu quả hoạt động, xác định rõ phạm vi, ngành nghề kinh doanh của DNNN và phê duyệt phương án tổng thể cơ cấu lại DNNN. Căn cứ phương án tổng thể, xem xét phê duyệt đề án cơ cấu lại từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá, đa sở hữu các DNNN, kể cả tập đoàn và tổng công ty; chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự cần thiết nhằm thực hiện vai trò của DNNN đồng thời với việc kiện toàn về tổ chức và quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Chính phủ cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính; thực hiện xong việc thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính từ nay đến năm 2015. Mặt khác, xử lý dứt điểm các DNNN thua lỗ, hoạt động không hiệu quả kéo dài bằng các hình thức như cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể, bán, phá sản doanh nghiệp.
Cùng với đó, nghiên cứu để đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước và cơ chế đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại tập đoàn và tổng công ty. Xây dựng tiêu chí quản trị và lựa chọn bố trí đúng cán bộ để lãnh đạo quản lý hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty.
Cuối cùng là thực hiện công khai minh bạch hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác; kiểm soát có hiệu quả độc quyền tự nhiên.
Quá trình tái cấu trúc lại DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một quá trình không dễ dàng, Bộ Tài chính sẽ quyết tâm hành động, để thực hiện thành công nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Liều thuốc nêu trên liệu có phải là "thần dược" cứu cánh các DNNN?. Bộ trưởng Vương đình Huệ cho rằng: đối với DNNN hiện có hai vấn đề chính, một là để cho DNNN làm tròn được đúng vị trí vai trò là công cụ của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và vấn đề thứ 2 làm cho DNNN nâng cao được năng lực cạnh tranh và có được hiệu quả sản xuất kinh doanh tương xứng với nguồn lực được giao và cạnh tranh bình đẳng được với các nguồn lực kinh tế khác. Hiện nay, đang có những định hướng, quy định cụ thể cho DNNN, tập đoàn, Tổng công ty NN chỉ được đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh chính và những lĩnh vực gắn liền với sản xuất kinh doanh chính. Còn những lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và những lĩnh vực đầu tư rủi ro khác thì DN không được phép đầu tư. đối với những DN đang đầu tư như thế thì theo yêu cầu của Chính phủ là chậm nhất đến năm 2015 phải thoái vốn khọi DN đó.
Bên cạnh đó, các Nghị định để thể chế hóa vấn đề đó đang được xây dựng để thực thi. Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ dự thảo về quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc giám sát và minh bạch hóa tài chính của các DNNN. Theo đó, sẽ có quy định các tiêu chí rất đầy đủ, cụ thể và chế độ cung cấp báo cáo thông tin liên quan đến thực trạng tài chính và tình hình tài chính của DN.
Còn theo Phó Trưởng Ban thưọng trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Phạm Viết Muôn, cần nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2015-2020 cổ phần hóa 27 tập đoàn, tổng công ty, Nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 65% hoặc 75% vốn điều lệ tại 11 đơn vị: Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn công nghiệp Than-khoáng sản, công nghiệp cao su, bưu chính - viễn thông, công nghiệp hóa chất, tàu thủy, công nghiệp xây dựng Việt Nam, đầu tư phát triển nhà ở và đô thị, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Hàng hải Việt Nam.
Thực hiện theo phương án này, sau năm 2015, cả nước sẽ còn 692 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, được tổ chức thành 44 tập đoàn, tổng công ty. Khi đó, có 48 tỉnh thành sẽ chỉ còn doanh nghiệp hoạt động công ích, xổ số kiến thiết, môi trường đô thị, thoát nước, công ty nông, lâm nghiệp.
đến năm 2020, cả nước chỉ còn 17 tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, an ninh, quốc phòng và công ích.
Thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả tái cơ cấu DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh để sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở vật chất. Chuyển các doanh nghiệp không đủ điều kiện hạch toán kinh doanh thành các đơn vị sự nghiệp.
Vũ Xuân