đăng đàn tại Quốc hội mới đây, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói đang kết hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tọ· đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
đề án thành lập Cty mua bán nợ quốc gia với số vốn "khủng" đang tạo ra nhiều tranh luận
Ngân hàng đang ôm "cục nợ" lớn
Từ 3,6% hồi cuối năm 2011, nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) vừa được thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố, đã tăng lên tới 10%. Theo các chuyên gia, nợ xấu thực tế của các NHTM có thể còn lớn gấp rưỡi con số trên.
Theo báo cáo "đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế" do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố gần đây, tọ· lệ nợ xấu ước tính cao gấp 3-4 lần tọ· lệ của Ngân hàng Nhà nước công bố. Ông Quách Mạnh Hào, một trong những tác giả báo cáo cho biết, nợ xấu thực sự phải là 8,25-14% tổng giá trị tài sản. Ông Hào cho biết, ông tính toán tọ· lệ này dựa trên số liệu của 41 ngân hàng thương mại, và đã loại bọ các khoản nợ của Vinashin, Vinalines, và của các doanh nghiệp nhà nước tương tự.
Nợ xấu lớn đang làm cho chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên rất cao. Từ đó khiến nhiều NHTM không muốn giãn nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận. đại diện một số ngân hàng thừa nhận đang "ôm" một khoản nợ xấu nên phải giữ lãi suất cho vay cao hơn thị trường khoảng 2-3%. Sở dĩ có "cục nợ" như vậy là bởi không ít ngân hàng và nhiều ông chủ, một thời gian dài chạy theo lợi nhuận lớn, giải ngân những khoản khổng lồ tại hai lĩnh vực đầu tư nóng là chứng khoán và bất động sản.
Mua nợ xấu không còn là lý thuyết Công ty cổ phần Thủy sản Bình An, (Bianfishco) tái hoạt động trở lại nhà máy chế biến thủy sản sau thời gian 3 tháng tạm ngưng hoạt động. Theo các chuyên gia kinh tế, sự hồi sinh của Bình An có thể xem là một tín hiệu lạc quan cho thấy, xu hướng mua lại nợ xấu để cứu doanh nghiệp (DN) không còn là lý thuyết mà đã thực sự được đi vào thực tế. |
Mục đích của việc có một đơn vị đứng ra giải quyết cục nợ này từng được NHNN khẳng định nhằm các mục tiêu: Lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của các NHTM và doanh nghiệp, qua đó sẽ đẩy mạnh tín dụng vào nền kinh tế, Tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển dòng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay...
Nhưng theo ông Thưọng thì giả sử Cty mua bán nợ do Chính phủ dự định thành lập mua hết khoảng 100 nghìn tọ· đồng nợ xấu như kế hoạch dự kiến thì vẫn chưa giải quyết hết nợ xấu trong nền kinh tế. "Một công ty như vậy không giải quyết được nợ xấu nếu không có những thay đổi về quan điểm, tư duy xử lý và hệ thống cơ chế chính sách đặc thù", ông Thưọng nói.
Nguồn vốn xử lý sẽ lấy từ đâu và triển khai như thế nào cũng là một trong vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia Fiachra Mac Cana, giám đốc Nghiên cứu của Cty Chứng khoán TP.HCM (HSC) thì: Chính phủ nhiều khả năng sẽ không đưa một khoản vốn lớn như trên vào công ty mua bán nợ dưới dạng vốn chủ sở hữu. Lượng vốn chủ sở hữu có thể sẽ ít hơn nhiều con số 100.000 tọ· đồng và công ty mua bán nợ sẽ huy động vốn dài hạn (có thể thông qua phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 - 10 năm.
Như vậy, ai sẽ là người mua trái phiếu dài hạn do công ty mua bán nợ phát hành và với lãi suất là bao nhiêu. Công ty mua bán nợ sẽ dựa vào phương pháp định giá nào khi mua nợ xấu từ các ngân hàng?.
Cứu doanh nghiệp hay ngân hàng
Có người ví von rằng, tăng trưởng tín dụng hiện nay giống cảnh tắc đường do hai ô tô húc nhau, muốn thông đường, phải dùng trực thăng để nhấc hai ô tô đó ra. để tăng tín dụng, phải nhặt riêng nợ xấu vào một chỗ.
Luật sư Trần đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân (Hà Nội) cho rằng: "Công ty mua bán nợ và doanh nghiệp tự thoả thuận với nhau là vụ việc dân sự bình thưọng. Nhưng theo tôi chỉ nên mua lại nợ ở các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, có khả năng phát triển. Công ty mua bán nợ sẽ là bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động".
Còn theo tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện có nhiều ngân hàng thành lập các công ty mua, bán nợ. Nhưng các công ty này không có đủ công cụ, năng lực thẩm định và xử lý các khoản nợ xấu của nhau. Vì thế khi Công ty mua nợ xấu ra đọi, nhiều doanh nghiệp sẽ thoát khọi bọ vực phá sản, tránh tổn thất nặng nề. Lập công ty mua lại các khoản nợ xấu cho các doanh nghiệp trong khoảng từ 2 đến 3 năm, theo TS Lê đăng Doanh là một giải pháp hợp lý.
"Tôi đã có đề xuất với Chính phủ về việc này đã lâu, nhằm tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp thời kỳ lạm phát. Nếu được mua nợ xấu, doanh nghiệp sẽ có khả năng hồi phục. Lúc đó, Chính phủ cũng có cơ sở để hoãn nợ, giãn nợ. Bởi nếu không, việc hoãn nợ, giãn nợ cũng chỉ là hình thức. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện nhanh chân hơn. Doanh nghiệp hiện như nhà đang cháy, rất mong có đội cứu họa đến giúp đỡ.", TS Doanh cho hay.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia kinh tế tọ ra nghi ngại. Họ cho rằng, khoảng 100.000 tọ· đồng dự kiến được dành cho công ty mua bán nợ xấu, liệu có cứu được nền kinh tế đang vô cùng khó khăn, hay chỉ cứu vãn quyền lợi của thiểu số ngân hàng. "Thật ra các ngân hàng mới là đối tượng được thủ lợi đầu tiên", chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Vinh nhận định.
Theo chuyên gia này, nếu Chính phủ đứng ra giải quyết rủi ro nêu trên, vô hình trung các ngân hàng được giải thoát mối lo khi tham gia kinh doanh chứng khoán, BđS. đây cũng là những lĩnh vực họ từng hái ra tiền ở những năm trước.
Sao không phát huy các tổ chức mua bán nợ hiện có Bên cạnh DATC (Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, thuộc Bộ Tài chính), tại Việt Nam đang có 18 công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Lâu nay các tổ chức tín dụng vẫn mua bán nợ vòng vèo lẫn nhau, sôi nổi nhất là trước các kỳ chốt sổ sách kế toán của quý hay năm tài chính. Mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng bấy lâu nay không giải quyết được các khoản nợ xấu mà nó chỉ giúp ngân hàng đánh bóng số liệu. Bây giọ, thành lập thêm một công ty mua bán nợ mới, liệu có phải đường đi ngắn nhất và hiệu quả cho việc giải quyết nợ. Ông Phạm Mạnh Thưọng - Phó tổng giám đốc DATC, nói rằng, các công ty mua bán nợ của ngân hàng không đủ lực cả về tài chính, cơ chế hoạt động và kỹ năng xử lý các khoản nợ xấu ở các ngân hàng và doanh nghiệp hiện nay. Thay vì lập công ty mua bán nợ mới, Chính phủ hoàn toàn có thể tăng vốn điều lệ cho DATC (đang là 2.481 tọ· đồng) lên để đảm nhận việc này. DATC từ trước tới nay vẫn hoạt động theo cách rất nhà nước là thận trọng và chỉ tiếp nhận các khoản nợ an toàn cao, hoặc một số khoản nợ theo chỉ định từ các doanh nghiệp giải thể. Chính phủ Hàn Quốc khi xử lý khủng hoảng kinh tế cũng đã thành lập một Quỹ xử lý nợ xấu do Kamco quản lý và sử dụng và đã thành công. Tại sao mô hình quỹ đó không phải DATC hay SCIC (Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) lâu nay chưa thể hiện hết vai trò của mình? |
Lạc Thành - Bích đào
à kiến bạn đọc
Minh Trí (13-06-2012 | 13:37 )
Không thể có tình trạng khi các ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi thì được hưởng toàn bộ, phân phối thu nhập cho các thành viên trong ngân hàng là cao nhất so với các ngành kinh tế khác,đến khi gây ra để lại nợ xấu không tự mình xử lý từ lãi có được trong quá trình kinh doanh hàng năm, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đứng ra thành lập công ty để mua lại nợ xấu đây là điều hết sức vô lý, số nợ có thể lên tới 100 ngàn tọ· đồng của các ngân hàng, như vậy nguồn vốn sẽ lấy từ đâu? Thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Thống đốc nhà nước Nguyễn văn Bình đã từng phát biểu "không phân biệt quy mô của ngân hàng, quan trọng nhất là ngân hàng đang tồn tại phải họat động an tòan, lành mạnh và có hiệu quả". Chúng ta nhận thấy trong những năm qua Ngân hàng nhà nước cho phép thành lập các ngân hàng thương mại quá dễ dãi, trong cả nước hàng lọat các ngân hàng thương mại mới ra đọi tranh nhau tự quy định lãi suất cho riêng mình, bất chấp các quy định ràng buộc của ngân hàng nhà nước để huy động vốn cho ngân hàng mình, làm cho khách hàng không biết nên giao dịch với ngân hàng nào. Khách hàng thấy ngân hàng kia có huy động lãi suất cao hơn vội vàng rút tiền chuyển từ ngân hàng này đến ngân hàng kia, làm cho thị trường tiền tệ bị rối lọan. Chính vì vậy đã để lại hệ lụy như ngày hôm nay. để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trước tiên cần phải khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, không cho phép thành lập các ngân hàng mới, việc sáp nhập hay giải thể phải từng bước không vội vàng để không làm ảnh hưởng sự họat động thị trường tiền tệ trong cảnước. Nhà nước cần kiểm tra thống kê có bao nhiêu ngân hàng họat động không hiệu quả ,nợ xấu quá lớn. đề nghị các đơn vị này chủ động liên hệ với các ngân hàng khác làm ăn có hiệu quả, nếu ngân hàng bạn đồng ý thì chủ động xây dựng phương án sáp nhập. Nhà nước cần quy định thời gian cụ thể nếu họ không thực hiện được ,thì thực hiện theo luật phá sản, vì ngân hàng thương mại thực chất cũng là doanh nghiệp. Còn các ngân hàng khác mặc dù hiện nay đang làm ăn có hiệu quả nhưng với quy mô quá nhọ bé, cần khuyến khích họ liên doanh hay sáp nhập với ngân hàng khác để tạo thành một tập đòan tài chính ngân hàng với quy mô lớn họat động mạnh hơn, vững chắc hơn trong tương lai. Các ngân hàng thương mại sau khi tự nguyện sáp nhập, các khoản nợ xấu (nếu có) phải được xử lý từ nguồn lãi hoặc nguồn vốn tự có của đơn vị mình. .
Lê Công Tâm (13-06-2012 | 10:11 )
Lúc có lãi ngân hàng chia tiền nhau tiền thưởng. Tại sao thống đốc không nghĩ đến việc đó. đề nghị: 1. Xử lý những người gây ra nợ khủng; 2. Thu lại những khoản thưởng trước đây.
Nguồn tin: nguoiduatin