Thay đổi thuế thu nhập cá nhân: chọ đến 2014!

Thứ ba - 13/03/2012 23:04 1.326 0
Bộ Tài chính đang xem xét điều chỉnh sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để trình ra Quốc hội cuối năm nay nhằm giúp người dân cải thiện cuộc sống vốn bị tác động tiêu cực bởi lạm phát tăng cao. Nhưng, dự kiến phải đến năm 2014 thì luật mới có hiệu lực.
Bộ luật được nhiều người trông chọ chỉ có hiệu lực vào 1/1/2014. Ảnh TL.

 

Theo dự thảo sửa đổi, bộ này kiến nghị điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ mức 4.000.000 đồng/tháng lên 6.000.000 đồng/tháng; nâng mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1.600.000 đồng/tháng lên 2.400.000 đồng/tháng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói tại buổi họp báo chiều 8-3 tại Hà Nội: "thực tiễn đang đặt ra đòi họi cần có sự chia sẻ của Nhà nước với người nộp thuế qua việc điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh".

Luật thuế này được Quốc hội thông qua năm 2007, có hiệu lực vào năm 2009. Tuy nhiên, theo bà Mai, từ năm 2009 đến nay, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng cao làm ảnh hưởng đến đọi sống người nộp thuế.

Thuế thu nhập cá nhân hiện nay có 7 bậc. Bậc 1 có thu nhập đến 5 triệu đồng/người/tháng bị áp thuế 5%, cao nhất là 80 triệu đồng/người/tháng với thuế suất 35%.

Bộ này ước tính, trên 73% số người nộp thuế bậc 1 nhưng số thuế chỉ chiếm hơn 10% tổng số thuế. Trong khi đó, chỉ có 0,18% số người nộp thuế ở bậc 7, nhưng đóng góp thuế tới hơn 17%.

Theo bà Mai, dự kiến sẽ có khoảng 70% số người đang nộp thuế ở bậc 1 sẽ chuyển sang diện không phải nộp thuế, 70% số người đang nộp thuế ở bậc 2 sẽ chuyển sang nộp thuế ở bậc 1, tương tự như vậy, ở các bậc trên cũng sẽ có một bộ phận người nộp thuế được chuyển sang nộp thuế ở bậc thấp hơn, theo đó, dự kiến giảm thu khoảng 8.150 tỉ đồng.

Dự kiến, Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự luật sửa đổi này vào tháng 10 năm nay để có hiệu lực vào 1/1/2014.

Trả lời câu  họi, vì sao Bộ Tài chính không xin Chính phủ trình Quốc hội dự luật sửa đổi để áp dụng sớm hơn năm 2014, bà Mai cho rằng cần thêm thời gian để chuẩn bị.

Theo tính toán ước tính của Bộ Tài chính, nếu không có sự thay đổi về chính sách thì dự kiến vào năm 2014 số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khoảng 52.000 tỉ đồng và từ kinh doanh khoảng 4.000 tỉ đồng, số lượng người nộp thuế dự kiến sẽ có khoảng 4,86 triệu người chỉ chiếm khoảng 5,5% dân số cả nước, khoảng trên 20% tổng số cá nhân được cấp mã số thuế.

Theo Bộ Tài chính, sau 3 năm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, đã có trên 15 triệu cá nhân được cấp mã số thuế (12,6 triệu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác; 3,2 triệu cá nhân có thu nhập từ kinh doanh). Trong đó chỉ có khoảng 1,3 triệu cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công (chiếm 10,2%); 194 ngàn hộ, cá nhân kinh doanh (chiếm 6%) phải nộp thuế.

Số thu thuế thu nhập cá nhân tăng trưởng khá, năm 2009 đạt 110% so với năm 2008, đạt 3,4% tổng số thu NSNN. Số thu 2010 bằng 183,6% so với thực hiện 2009, đạt 6,1% tổng thu nội địa (khoảng 4,7% tổng thu NSNN). Năm 2011 số thu ước bằng 141,38% so với số thu 2010, đạt khoảng 7,1% số thu nội địa (khoảng 5,5% tổng thu NSNN).

Ý kiến của bạn

đề xuất sao cho khoa học!

MINH TRI

Vừa qua Bộ Tài chính dự thảo sửa chửa luật thuế thu nhập cá nhân trình Quốc hội thông qua và áp dụng vào năm 2014, trong đó có nói mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng/1 tháng hiện nay sẽ lên 6 triệu đồng, người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng lên 2,4 triệu đồng.

Chúng ta biết tình hình kinh tế của nước ta hiện nay lạm phát và trượt giá đều ở mức hai con số, nếu Bộ Tài chính qua tính toán áp dụng ngay vào thời điểm này đối với năm 2012 thì có thể hợp lý, nhưng mãi đến 2014 mới áp dụng thì việc áp dụng sẽ trở nên lạc hậu không còn ý nghĩa nữa, không đáp ứng được nguyện vọng của người nộp thuế, nhất là những đối tượng đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sao cho khoa học hơn để có thể áp dụng thời gian dài, hạn chế lạc hậu. Hiện nay chính sách tiền lương của nước ta đang áp dụng mức tiền lương tối thiểu, đây là mức đảm bảo sinh hoạt tối thiểu cho cuộc sống từng con người, được tính toán trên định mức lao động có cơ sở khoa học.

Do vậy nên quy đổi mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc mà Bộ Tài chính đề xuất hiện nay, so với mức tiền lương tối thiểu ra một hệ số. Như vậy nếu mức tiền lương tối thiểu có sự thay đổi điều chỉnh do tình hình trượt giá, thì mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng.

Thực hiện theo phương án này, cùng với sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân, thì sau này Bộ Tài chính sẽ không còn phải tính toán trình Quốc hội sửa chữa Luật thuế thu nhập nữa. Vậy có phải hay hơn không!

 

Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại75,136
  • Tổng lượt truy cập41,255,737
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây