Nhà đầu tư thiếu thông tin Ông Chung Moon Ho, chủ một doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc đã được tỉnh cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản ở huyện đắk Glong với số vốn 1,5 triệu USD, cho biết: "Doanh nghiệp hiện vẫn còn băn khoăn khi triển khai dự án ở đây vì nguồn điện không ổn định. Dù rằng địa phương có nhiều thuận lợi về chất đất, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển vùng nguyên liệu trồng bí đọ và xây dựng nhà máy chế biến, nhưng nếu điện cứ mất thưọng xuyên như hiện nay thì khi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sẽ không hoạt động ổn định". Cũng với tâm trạng mơ hồ, ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá phân trần: "đắk Nông có đầy đủ các điều kiện để xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, các dự án nông nghiệp... Thuận lợi rất dễ thấy, nhưng về cơ chế thu hút đầu tư vào các dự án trên thì doanh nghiệp chưa được nắm rõ". Cũng theo ông Hùng, nếu doanh nghiệp chỉ cần tỉnh hỗ trợ một phần quỹ đất và tạo cơ chế rõ ràng trong đền bù dự án thì sẵn sàng cam kết thời gian, tiến độ đầu tư dự án ngay... Cũng vì thiếu thông tin về tình hình đầu tư trong tỉnh nên các doanh nghiệp buộc phải tự "lần mò" tìm sự hỗ trợ, mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó, đáng lẽ ra, khi nhà đầu tư đến tỉnh, chỉ cần "gõ" đúng một cửa là biết được toàn bộ quy trình, thủ tục đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án. Về vấn đề này, theo đại diện của một doanh nghiệp khai thác nước ngầm ở Lâm đồng thì qua tìm hiểu, đơn vị này biết được nguồn nước tại huyện đắk Mil thuộc loại tốt nhất của đắk Nông nên dự định xây dựng nhà máy sản xuất nước uống tinh khiết. Thế nhưng, qua hai tháng, doanh nghiệp gửi hồ sơ đầu tư lên UBND tỉnh mà vẫn chưa thấy hồi âm (?!) Trả lời vướng mắc của doanh nghiệp này, ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư giải thích: "Tỉnh đã giao cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh làm "đầu mối", nên doanh nghiệp cứ gửi hồ sơ lên thì đơn vị này sẽ có nhiệm vụ làm tất cả mọi thủ tục cho nhà đầu tư". Tuy nhiên thực tế, việc tỉnh đã giao cho đơn vị "đầu mối" hỗ trợ nhà đầu tư là một chuyện, nhưng làm thế nào để giúp các doanh nghiệp đến đầu tư biết được những thông này thì lại khác. Kêu gọi dự án còn chung chung Dẫn chứng một số vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, ông Hoàng Công Thắng, Chủ tịch UBND huyện đắk Mil phân tích: "Nhìn vào danh sách các dự án kêu gọi thu hút đầu tư thời gian qua, ngay cả địa phương cũng còn thấy sơ sài và chung chung quá. Vì trong danh mục dự án được tỉnh đưa ra, hiện chỉ mới nêu khái quát quy mô, địa điểm xây dựng và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đi kèm. Riêng các thông tin quan trọng về quỹ đất "sạch", thực trạng tranh chấp dự án (nếu có) và khả năng hỗ trợ của địa phương… nhà đầu tư chưa thấy. Ngay trong dự án sản xuất nước tinh khiết đầu tư tại địa phương, khi huyện lên nơi "đầu mối" của tỉnh tìm hiểu những chính sách liên quan đến dự án này thì chính cán bộ nơi đây cũng nắm không rõ để mà trả lời cho thọa đáng". Cũng theo ông Thắng, muốn doanh nghiệp biết rõ dự án cần đầu tư thì tỉnh phải hỗ trợ một phần vốn nhất định để các đơn vị, địa phương điều tra, khảo sát một cách thật chi tiết những hạng mục liên quan... Vì khi nhà đầu tư nắm đầy đủ những thông tin này, họ không phải mất thời gian "gõ cửa" từng đơn vị, địa phương để tìm hiểu nữa. Công Tính |
Nguồn tin: Báo Đăk Nông