Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ hai - 08/08/2016 22:156660
Thủ trướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành giáo dục phải nhanh chóng giảm tải giáo dục phổ thông, tăng cường giáo dục lịch sử và hình thành nhân cách cho học trò.
Hôm nay (5.8), tại Hà Nội, Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2016 - 2017. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của ngành giáo dục trong năm học 2015 - 2016, đồng thời chỉ ra một số hạn chế, bất cập cần khắc phục như: Giáo dục phổ thông chưa coi trọng đến giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, vẫn còn bạo lực học đường, vẫn còn tội phạm vị thành niên. Năng lực ngoại ngữ của học sinh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập; khắc phục quá tải chậm, nhiều nội dung học không mang giá trị thực tiễn.
Giáo dục đại học, chuyên nghiệp hạn chế, chưa gắn với nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường thất nghiệp trong khi đó nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu nhân lực cao. Số lượng đại học tăng nhanh nhưng chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu. Chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hạn chế; công tác quản lý nhà nước về giáo dục còn chậm đổi mới; đầu tư cho giáo dục chưa thật hiệu quả; cơ chế, chính sách tài chính chưa phù hợp; chất lượng và cơ cấu cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu…
Bước vào năm học mới với những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, Thủ tướng đề nghị, các bộ, ban, ngành trung ương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục - Đào tạo, tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển giáo dục; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý, chế độ chính sách, đời sống vật chất tinh thần của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên.
Tin từ văn phòng UBND TP.HCM ngày 30.6, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP vừa giao Sở GD-ĐT tham mưu điều chỉnh Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn kể từ năm học 2016-2017.
Về giáo dục phổ thông, Thủ tướng cho rằng, đây là nền tảng của giáo dục nói chung, vì thế cần đảm bảo chương trình vừa hình thành nhân cách, văn hóa của một công dân trẻ, vừa bảo đảm bảo tính hiện đại, hội nhập, giảm tải nhanh, không nặng về khối lượng kiến thức, mà phát triển toàn diện văn thể mỹ. Cần dạy cho học sinh biết yêu lịch sử, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, biết sống có trách nhiệm trong tập thể, trong xã hội. Chú ý giáo dục thể chất để tạo một thế hệ thanh niên khỏe mạnh, toàn diện. Tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục nhất là vùng sâu, vùng xa.
Về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, theo Thủ tướng, cần đảm bảo chất lượng và đáp ứng thị trường lao động, hướng tới xây dựng công dân toàn cầu. Khuyến khích liên kết nhà trường với doanh nghiệp, thị trường lao động. Đẩy mạnh tự chủ đại học một cách thực chất và đồng bộ đi đôi với vai trò người đứng đầu. Cần xác định rõ ràng trách nhiệm xã hội của trường đại học, xây dựng môi trường quản lý lành mạnh, tỏa văn hóa, tỏa giá trị ra ngoài xã hội. Cần quan tâm chất lượng đào tạo, tay nghề thực tế, khẳng định nhất nghệ tinh, nhất thân vinh qua việc tìm việc làm và tạo dựng sự nghiệp cho thế hệ trẻ.
Thủ tướng cũng gửi gắm tới ngành giáo dục câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trãi “Nước Đại Việt ta hiền tài chưa bao giờ thiếu. Nhưng tìm cho ra hiền tài chưa bao giờ là việc đơn giản”. Vì vậy, ngành giáo dục cần đặc biệt chú trọng công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài để trước tiên ngành giáo dục phải có nhiều thầy giỏi, nhiều trò giỏi. Việt Nam ta có thêm nhiều người hiền tài để làm rạng danh và sẵn sàng phục vụ đất nước. “Nhân tài nằm ở bìa rừng, góc núi, đó có thể là các em học sinh nơi miền núi hải đảo, đó là các giáo viên với những sáng tạo đổi mới trong dạy và học, đó có thể là các chuyên gia, những giảng viên đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài… Nhiệm vụ của ngành giáo dục là phải phát hiện được”, Thủ tướng nhấn mạnh.