Thủy điện hại dân sinh

Thứ sáu - 28/12/2012 08:34 1.203 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Hàng loạt dự án thủy điện được cấp phép xây dựng ồ ạt ở các tỉnh miền Trung và sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư đang khiến hàng trăm hộ dân rơi vào tình cảnh khổ trăm bề

 

Tại nơi 3 dự án thủy điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế, gồm thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện A Vương (Quảng Nam) và thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), cuộc sống của hàng ngàn hộ dân tái định cư (TđC) đều rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất, thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng…

Chủ đầu tư hứa suông

Tháng 8-2003, công trình thủy điện A Vương (Quảng Nam) chính thức khởi công với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỉ đồng. Trên 400 hộ dân ở 2 huyện đông Giang và Tây Giang phải di dọi nhà cửa, nhưọng đất cho thủy điện. Tuy nhiên, do chủ đầu tư không tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân trước khi xây nhà tại các khu TđC nên đã khiến người dân bức xúc.
 
Ông A Lăng Khía (khu TđC PachePalanh, xã MàCooih, huyện đông Giang) cho biết gia đình ông có đến 10 nhân khẩu nhưng chỉ được bố trí một ngôi nhà chính rộng 42 m2, kèm theo công trình phụ gồm nhà bếp, nhà vệ sinh nên gia đình không đủ chỗ để sinh sống. Khi về nơi TđC, ban quản lý dự án có hứa là bố trí nhà ở và đất vưọn cho mỗi hộ trên 400 m2 nhưng thực tế chưa đầy 200 m2 nên người dân không có đất để trồng trọt, chăn nuôi.
Gần 100 ngôi nhà ở khu tái định cư A Lua (xã Dang, huyện Tây Giang - Quảng Nam)
bọ hoang, lãng phí tiền tỉ. Ảnh: HOÀNG DŨNG
Người dân ở khu TđC 2 thôn A Lua và K’la (xã Dang, huyện Tây Giang) cũng khốn khó trăm bề. Tại thôn A Lua, không có hệ thống nước sạch nên người dân phải bắc ống dẫn nước từ trên suối về sử dụng. Hệ thống trường, trạm xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm cho việc học tập và  khám - chữa bệnh. đưọng giao thông đi vào khu TđC bị sạt lở, gây ách tắc.

Tương tự, hàng trăm hộ dân bị giải tọa thuộc dự án thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My) đã di dọi về khu TđC gần 5 năm nay nhưng chưa có đất sản xuất; nhà TđC xuống cấp trầm trọng; đường sá, nước sinh hoạt cũng thiếu thốn theo những lời hứa suông của chủ đầu tư.

Dân quay lại phá rừng làm rẫy

Hầu hết các khu TđC tại các xã Trà Bui, Trà Tân, Trà Giác (huyện Bắc Trà My - Quảng Nam) đều có nhà bị bọ hoang. Nguyên nhân là do các khu TđC này không có nước sinh hoạt hoặc hệ thống cấp nước liên tục bị hư họng, đất sản xuất hạn hẹp nên có gần 40 hộ buộc phải về lại quê cũ ở để kiếm kế sinh nhai. Bà Hồ Thị Lan (xã Trà đốc) cho biết từ khi về vùng "đất hứa", chủ đầu tư hứa mãi đến nay 5 năm cũng chưa có đất cho dân sản xuất.
 
"Cuộc sống khó khăn đối với người lớn chúng tôi đã đành nhưng việc học hành của trẻ nhọ cũng trở nên mơ hồ hơn do trường lớp chưa được đầu tư bài bản" - bà Lan nói. "Ngày trước, mỗi hộ gia đình đều có vài sào đất ruộng trồng lúa nước, gần 10 ha nương rẫy, còn bây giọ 1 ha đất rẫy cũng không có, lấy gì mà sinh sống. Do đó, hàng loạt gia đình đã bọ khu TđC để chuyển vào rừng cấm khai hoang, đốt rừng làm rẫy " - ông Ploog Dít (xã Dang) cho biết.

Trong khi đó, hàng trăm hộ dân TđC ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nhưọng đất xây Nhà máy Thủy điện A Lưới do Công ty CP Thủy điện miền Trung làm chủ đầu tư cũng  rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất trầm trọng. Ông Nguyễn Văn đọi, Chủ tịch UBND xã Hồng Thượng, cho biết sau khi bị lấy đất, 114 hộ dân trên toàn huyện A Lưới phải di dọi đến khu TđC ở xã Hồng Thượng nhưng họ chỉ được cấp 40 ha đất sản xuất, trong đó có 8 ha dùng để trồng lúa nước. Diện tích được giao cho người dân trồng lúa vốn là vùng đồi núi, sọi đá nên đất đai nghèo nàn không thể canh tác, người dân lại đi phá rừng làm rẫy.

Nghiêm trọng hơn, theo ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang - Quảng Nam, để bảo đảm an toàn sinh mạng người dân, đến thời điểm này, huyện đã phải di dọi toàn bộ hơn 70 hộ dân thôn A Lua đến nơi ở mới do tình trạng sạt lở ở hai khu TđC A Lua và K’la. Riêng gần 80 hộ dân thôn K’la, huyện đang tiến hành hoàn thành việc san ủi vùng đất mới để di chuyển người dân đến sinh sống trong cuối năm nay. Như vậy, hàng tỉ đồng mà EVN bọ ra xây dựng khu TđC nay phải bọ hoang...

Mất rừng

Hiện tại, tỉnh Phú Yên có 3 nhà máy thủy điện đang hoạt động là Sông Hinh, Sông Ba Hạ và Krông H’năng. để đổi lấy 354 MW công suất của 3 nhà máy thủy điện này, đã có hơn 1.000 ha rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bị mất. Ngoài ra, còn có 2 thủy điện nhọ là đá đen và La Hiện đang xây dựng với tổng công suất 26 MW. Hơn 200 ha rừng đã mất nhưng cả 2 dự án thủy điện nhọ này vẫn chưa phát điện dù đã xây dựng từ 4 đến 7 năm nay.

Theo ông Lê Thanh Lai, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, mặc dù địa phương liên tục thúc nhắc phải trồng trả lại rừng theo quy định nhưng Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ vẫn ì ạch. Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, hiện công ty này chỉ mới trồng chưa đến 30 ha rừng trong tổng số 204 ha buộc công ty phải trồng trả lại rừng. Ông đặng Văn Tuần, Chủ tịch HđQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ, cho rằng điều rất khó là không bố trí được đất để trồng trả lại rừng.
H.Ánh
HOÀNG DŨNG - QUANG TÁM
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    25/12/2012 09:54

    CHIẾN LƯọ¢C QUọC GIA Vọ€ Tđ‚NG TRƯọžNG XANH CẦN HẠN CHẾ PHÁT TRIọ‚NTHủY Điọ†N. Hiện nay nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat không đáp ứng đủ , mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều dự án thủy điện , nhiệt điện , khí điện đạm vv.. đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực. Hàng loạt dự án thủy điện được cấp phép xây dựng ồ ạt ở các tỉnh miền Trung và sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư đang khiến hàng trăm hộ dân rơi vào tình cảnh khổ trăm bề.Tại nơi 3 dự án thủy điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế, gồm thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện A Vương (Quảng Nam) và thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), cuộc sống của hàng ngàn hộ dân tái định cư (TđC) đều rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất, thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng… Vừa qua, thông tin trên báo chí ý kiến các nhà khoa học và dư luận cho thấy có những quan ngại về môi trường khi xây dựng thủy điện đồng Nai 6 và 6A, do vậy không thể phát triển thủy điện bằng mọi giá, mà có thể phát triển năng lượng sạch khác như phong điện ( năng lượng gió),năng lượng mặt trọi vv… MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập260
  • Hôm nay6,918
  • Tháng hiện tại58,288
  • Tổng lượt truy cập41,126,091
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây