Về vấn đề trên, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch
Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức được quy định tại Điều 44, Điều 45 Luật Cán bộ, công chức và quy định cụ thể tại Điều 29 Nghị định 24/2010/Nđ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức như sau:
Việc nâng ngạch đối với công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
Thực hiện nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức.
Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kọ· luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kọ· luật của cơ quan có thẩm quyền;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
- đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.
Hàng năm cơ quan quản lý công chức tổng hợp danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, có văn bản gửi cơ quan tổ chức thi nâng ngạch và chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức dự thi nâng ngạch.
Xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch
Tại khoản 2, Điều 18 Thông tư 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định: Việc xếp lương đối với công chức được bổ nhiệm vào ngạch mới sau khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Theo đó, tại điểm 1 Mục 2 Thông tư số 02/2007/TT-BNV quy định việc xếp lương khi nâng ngạch công chức như sau:
trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhọ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Trả lời các thắc mắc của ông đức Khoa: Theo khoản 1 Điều 43 Luật Cán bộ, công chức thì chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ. trường hợp ông Khoa đang giữ ngạch công chức có trình độ cao đẳng, sau khi tốt nghiệp đại học có nguyện vọng được bổ nhiệm ngạch công chức có trình độ đại học là thuộc trường hợp nâng ngạch, không phải là trường hợp chuyển ngạch.
Ông Khoa cần đối chiếu quy định tại Điều 29 Nghị định 24/2010/Nđ-CP về căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức. Nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì ông Khoa cần có đơn đăng ký dự thi nâng ngạch kèm văn bằng tốt nghiệp đại học gửi cho cơ quan quản lý công chức trước tháng 3 hàng năm, vì vào tháng 3 hàng năm là thời điểm các cơ quan nhà nước xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch của năm đó.
trường hợp được cơ quan quản lý công chức xét duyệt đưa vào danh sách nâng ngạch công chức của năm, ông Khoa sẽ được thi tuyển nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh.
Nếu trúng tuyển ông sẽ được nâng ngạch, bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên trình độ đại học, hưởng lương công chức A1 tại bảng lương số 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/Nđ-CP.
Nguyên tắc xếp lương khi nâng ngạch áp dụng theo quy định tại điểm 1 Mục 2 Thông tư số 02/2007/TT-BNV. thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng - đoàn Luật sư Hà Nội
Nguồn tin: Chinhphu.vn