Khởi nguồn của hiện tượng trên xuất phát từ trận động đất 8,6 độ richter xảy ra tại phía tây nam tỉnh Aceh thuộc Indonesia. đây là trận động đất rất mạnh, theo thang Richter nó được xếp vào mức độ "cực mạnh" trong đó phạm vi ảnh hưởng có bán kính lên tới hàng trăm km.
Theo thông tin từ cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ, tâm của trận động đất cách bọ biển tỉnh Aceh gần 500km và nằm ở độ sâu 33km dưới đáy biển. Ngay sau khi trận động đất tại đây xảy ra, cơ quan cảnh báo sóng thần Châu à Thái Bình Dương đã đưa ra cảnh báo sóng thần với 28 quốc gia, và giữ nguyên cảnh báo này trong nhiều giọ đồng hồ.
Nhiều người dân chạy xuống sân các tòa nhà cao tầng: Ảnh: Thuận Thắng
Tại Việt Nam, vào khoảng 16h chiều qua, những người đang sống và làm việc tại những tòa nhà cao tầng ở TP. HCM và Hà Nội đã ghi nhận rõ hiện tượng rung lắc, đến 17h30’ tại những nơi này vẫn tiếp tục nghi nhận được những rung động ở mức độ nhẹ hơn. Mọi người chủ yếu nhận biết được việc này qua việc quan sát những chuyển động bất thưọng của các đồ vật treo trên tưọng.
Chỉ xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn (vài chục giây), nhưng những giao động trên đã khiến nhiều người hoảng sợ, hầu hết những nhân viên trong các tòa nhà cao tầng đã đổ ra ngoài đường sau khi cảm nhận được những rung động, một số không đủ can đảm để tiếp tục công việc.Tuy vậy, theo ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất sóng thần Việt Nam cho biết, hiện tượng chiều qua tại Việt Nam chỉ là những "rung động do sóng động đất" ảnh hưởng từ cơn địa chấn tại Indonesia, những rung động này là rất nhọ và ít có khả năng ảnh hưởng lập tức đến những công trình kiến trúc, cũng như sự an toàn của người dân.
Vị trí tâm trận động đất
Cũng theo ông Minh, những rung động vừa qua tại Sài Gòn và TP. HCM chỉ ở cấp độ 3 - theo thang MKS-64, và đây chỉ là mức độ yếu. (Thang MKS-64: Là thang đo cưọng độ địa chấn diện rộng, được sử dụng để đánh giá mức độ khốc liệt của sự rung động mặt đất trên cơ sở các tác động đã quan sát và ghi nhận trong khu vực xảy ra động đất, khác với thang Richter: Là thang dùng để xác định mức độ tàn phá của các cơn động đất).
Nếu xét về khả năng bị ảnh hưởng do sóng thần, thì với vị trí của cơn địa chấn, nguy cơ tại những bọ biển của Việt Nam gần như bằng không, vì vùng biển Việt Nam hoàn toàn được che chắn kín đáo bởi phần lãnh thổ của Indonesia, Malaysia và Thái Lan. đến nay những cảnh báo sóng thần được đưa ra chủ yếu cho các nước có bọ biển thuộc Ấn độ Dương.
Trên thực tế vào chiều qua không phải ai cũng cảm nhận được những rung lắc này, nhiều người chỉ biết những hiện tượng trên do nhận cảnh báo từ người khác, và cùng chạy ùa ra ngoài theo tâm lý đám đông. Tuy vậy hiện tượng trên cũng đã khiến nhiều người "khiếp vía".
Nguyễn Hoàng
à kiến bạn đọc
CẦN TÃŒM HIọ‚U NGUYÊN NHÂN CủA đọ˜NG đẤT
Trong nhiều năm qua tình hình động đất , sóng thần liên tục xãy ra ở nhiều nước như Indonesia, Nhật bản.. đã cướp đi rất nhiều sinh mạng bé nhọ của con người, gia đình có người thân ra đi không bao giọ trở lại, là nổi đau không bao giọ vơi được. động đất và sóng thần bây giọ là nổi lo và sợ hải của con người. Từ trước đây các nhà nghiên cứu địa chất cho rằng, xãy ra hiện tượng động đất và sóng thần mang tính chu kỳ , có thể 60 năm hoặc 100 năm mới lặp lại, nhưng qua theo dõi từ 2001 đến nay thì hiện tượng hoạt động địa chấn tăng lên hàng năm, do vậy số lần động đất sóng thần hàng năm cũng tăng tương ứng. Có thể những trận động đất theo quy luật tự nhiên, nhưng có những trận động đất do tác động của con người. Chúng ta có thể nhận thấy hiện tượng động đất liên tục xãy ra, có lẽ do tác động của bàn tay con người là có cơ sở hơn , vì từ thập niên 90 trở về trước hiện tượng động đất sóng thần xãy ra không mang tính phổ biến như hiện nay. đặt vấn đề trong nhiều năm qua do khai thác dầu với số lượng quá lớn của các nước trên thế giới, cũng có thể là nguyên nhân của động đất, vì các bụng dầu trong lòng đất đã bị lấy đi không có chất nào thay thế được lấp được lổ họng này . Nhưng cũng có thể đặt vấn đề hiện tượng động đất có thể nguyên nhân khác, trong những năm qua rất nhiều nước đã nghiên cứu sản xuất ra các loại bom hạt nhân, khi thử nghiệm thì lại thả trong lòng đất dưới biển sâu. Chúng ta đều biết sức tàn phá của các loại bơm hạt nhân rất lớn, nếu đã thả trong lòng đất dưới biển sâu, thì nó sẽ tiếp tục lan tọa tàn phá và lan tọa mãi. Nếu qua theo dõi, từ khi các nước liên tục thí nghiệm thả bom dưới lòng đất biển sâu thì hiện tượng địa chấn, động đất, sóng thần liên tục năm nào cũng xãy ra . Có phải là trùng hợp không? Có lẽ việc này các nhà khoa học cần nghiên cứu để có câu trả lời, từ đó mới có giải pháp cứu trái đất này; Việc làm ngay cần kêu gọi các nước sản xuất bom hạt nhân, dừng ngay việc thí nghiệm thả bom hạt nhân dưới lòng biển sâu, nếu cứ tiêp tục hậu quả không thể nào lưọng hết được.
MINH TRÃ
Nguồn tin: infonet.vn