Tòa quên... luật!

Thứ tư - 14/08/2013 23:26 1.044 0
TAND tỉnh Đồng Nai vừa đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án lao động “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), thanh toán tiền lương, thưởng” giữa nguyên đơn là ông Phạm Văn Đường, bị đơn là Công ty CP Tae Kwang Vina Industrial (KCN Biên Hòa II, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Cho rằng công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, ông Đường kiện ra tòa.

 

Ở cấp xét xử sơ thẩm, TAND TP Biên Hòa không chấp nhận yêu cầu của ông Đường nên ông kháng cáo. Tại phiên xử phúc thẩm, thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã đặt hàng loạt câu hỏi cho bị đơn như: Tại sao không ký HĐLĐ mới khi HĐLĐ cũ hết hạn, căn cứ nào cho ông Đường nghỉ việc…?
 
Tất cả các câu hỏi trên không được đại diện bị đơn trả lời thỏa đáng nên hội đồng xét xử nhận định: Khi HĐLĐ hết hạn nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc, doanh nghiệp không ký HĐLĐ mới thì hợp đồng đã ký đương nhiên trở thành không xác định thời hạn.

Sau khi thực hiện các thủ tục tranh luận, xét hỏi…, tòa nghị án. Những người có mặt đều mong đợi sự công minh của pháp luật. Thế nhưng khi bản án được tuyên, những người dự khán đã... chưng hửng bởi tòa bác yêu cầu của ông Đường khi cho rằng HĐLĐ giữa ông Đường và Công ty CP Tae Kwang Vina Industrial vô hiệu. Lý do là vì hai bên thỏa thuận trả lương bằng USD!

Hội đồng xét xử của TAND tỉnh Đồng Nai đã ra một phán quyết khó hiểu và không thể chấp nhận. Bởi hơn ai hết, những người cầm cân nẩy mực ở TAND tỉnh Đồng Nai phải biết rằng việc thỏa thuận trả lương bằng USD chỉ là một phần của nội dung HĐLĐ. Theo quy định của Bộ Luật Lao động (BLLĐ) hiện hành, phần nội dung vi phạm này hoàn toàn không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng (khoản 2, điều 50 BLLĐ).
 
TAND là một trong 2 cơ quan có thẩm quyền tuyên HĐLĐ vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ khi xét xử. Trong trường hợp HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật (điểm a, khoản 1, điều 52 BLLĐ). Thậm chí, trong trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động cũng phải được tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (điểm b, khoản 2, điều 52 BLLĐ).

Rõ ràng, trong trường hợp này, vì... quên luật mà TAND tỉnh Đồng Nai đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích của người lao động.

Trường Hoàn

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm107
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,342
  • Tổng lượt truy cập41,128,145
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây