Tranh chấp Biển đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây

Thứ hai - 23/07/2012 07:26 1.661 0
Các quốc gia trong khu vực Biển đông đã có những tranh cãi về chủ quyền biển đảo từ rất lâu nhưng chưa bao giọ căng thẳng dâng cao như hiện nay.
 

Hãng tin BBC của Anh mới đây có bài viết phân tích về căng thẳng chủ quyền ở Biển đông, trong đó nêu ra nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ xưa. Theo Công ước quốc tế về luật biển (ULCOS 1982), Việt Nam vẫn có đầy đủ căn cứ không thể chối cãi về chủ quyền với hai quần đảo này.

Hàng loạt động thái khác nhau của các quốc gia trong và ngoài khu vực gần đây đã dấy lên lo ngại về bùng phát căng thẳng khiến nơi đây trở thành một điểm nóng với hậu quả ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Những gì đang là mục tiêu tranh chấp?

đó là lãnh thổ và chủ quyền của một số vùng biển và các đảo thuộc Hoàng Sa và trường Sa. đây là 2 quần đảo được tuyên bố chủ quyền của một số quốc gia về toàn bộ hay một vài đảo riêng lẻ.

Ngoài các hòn đảo lớn thì hàng chục bãi đá, đảo san hô, bãi cát không có người ở như Scarborough Shoal cũng là mục tiêu tranh chấp trong khu vực.

Các bên đã tuyên bố những gì?

Trung Quốc khăng khăng cho rằng phần lớn lãnh thổ trên Biển đông, khu vực trải dài hàng trăm km về phía Nam đảo Hải Nam là của họ. Bắc Kinh nói họ có chủ quyền ở vùng biển này từ 2.000 năm trước và đây là một phần không thể tách rọi của lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1947, Trung Quốc bắt đầu ban hành một bản đồ chi tiết, trong đó chỉ rõ các khu vực mà họ cho là của mình ở Biển đông.

Tuy nhiên, Việt Nam đã phản đối kịch liệt tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định rằng Trung Quốc chưa từng tuyên bố chủ quyền vùng biển này cho đến những năm 1940. Việt Nam cho biết cả 2 quần đảo này hoàn toàn thuộc phạm vi lãnh thổ của mình.

Không dừng lại ở lời nói, Việt Nam còn đưa ra được những tài liệu chứng minh chủ quyền của mình với Hoàng Sa và trường Sa từ thế kỉ 17.

 

Tranh chấp Biển đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây
Bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa do người Hà Lan vẽ năm 1754.

Ngoài ra, Philippines cũng tham gia vào tranh chấp Biển đông với tuyên bố chủ quyền một số hòn đảo, bãi đá gần với trường Sa.

Gần đây, bãi đá Scarborough - Hoàng Nham đang là nơi mà cả Philipines lẫn Trung Quốc đều tuyên bố là của mình. Trong đó khoảng cách từ Scarborough đến đảo chính của Philippines chỉ có 160km nhưng đến địa phận gần nhất của Trung Quốc thì những 800km.

Còn 2 quốc gia khác là Malaysia và Brunei cũng đã từng có ý kiến về chủ quyền lãnh thổ trên Biển đông. Tuy nhiên, sau khi Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển ra đọi năm 1982, Brunei đã không có tuyên bố nào thêm về các hòn đảo trên Biển đông nhưng Malaysia vẫn yêu cầu chủ quyền về một số hòn đảo nhọ quanh quần đảo trường Sa.

Tại sao đây là điều được nhiều nước quan tâm?

Hoàng Sa và trường Sa là những quần đảo rất giàu tài nguyên thiên nhiên trong khu vực lân cận của chúng. Hiện đã có một số các cuộc thăm dò chi tiết cho thấy trữ lượng khoáng sản khổng lồ của khu vực biển này.

Các quan chức Trung Quốc rất lạc quan về trữ lượng tài nguyên ở khu vực này. Theo Cục quản lí thông tin năng lượng Mỹ - Energy Information Administration (EIA), Trung Quốc ước tính vùng biển này có thể khai thác được 213 tỉ thùng dầu, gấp 10 lần so với tính toán của các nhà khoa học Mỹ là 28 tỉ thùng.

 

Tranh chấp Biển đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây
Một chuyến câu cá đêm ở đảo đá Tây, trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.

Cũng theo EIA, tài nguyên đáng giá nhất của vùng biển này chính là khí đốt tự nhiên chứ không phải dầu thô. Ước tính của EIA cho biết, ở đây có trữ lượng khí đốt vào khoảng 25.000 tỉ mét khối khí, tương đương với trữ lượng đã được kiểm chứng của Qatar.

Ngoài các tài nguyên thiên nhiên quý giá đó, khu vực này cũng nằm trên tuyến đường biển quan trong của Châu Á và là ngư trường đánh bắt cá là kế sinh nhai của hàng ngàn ngư dân.

Tranh chấp đã gây ra những rắc rối gì?

Vấn đề nghiêm trọng nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bùng lên trọng hơn vài thập niên gần đây. Từ năm 1974, Trung Quốc đã chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và sát hại hơn 70 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1988, hai bên lại tiếp tục xảy ra đụng độ tại trường Sa và Trung Quốc đã nhẫn tâm giết khoảng 60 thủy thủ Việt Nam.

Ngoài ra, một quốc gia khác là Philippines cũng đã tham gia vào một số cuộc giao tranh nhọ với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia.

 

Tranh chấp Biển đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây
Cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 bị tàu Trung Quốc phá hoại.

Các căng thẳng gần đây nhất bổ ra sau khu Trung Quốc ngang nhiên thể hiện thái độ của mình. Các quan chức Bắc Kinh đã đưa ra một số báo cáo với ngôn từ mạnh mẽ trong đó có cả việc cấm các nước khác thăm dò khoáng sản trong khu vực tranh chấp.

- Theo VTC

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại71,395
  • Tổng lượt truy cập41,251,996
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây