Ngôi nhà ở của mỗi gia đình thay đổi, phát triển theo tiến trình lịch sử của loài người; điều kiện tự nhiên, tập quán và văn hóa của từng vùng miền, từng cộng đồng xã hội và dân tộc khác nhau. Ngôi nhà Việt, kể từ sau thời kỳ bước ra khơi nơi trú ẩn trong các hang động thì người Việt ta đã sớm chọn cho mình mô hình sống, xây dựng tổ ấm cho mỗi gia đình trong ngôi nhà ấy. Nhà ở, xét theo điều kiện tự nhiên là cách chọn lựa, xây dựng nơi trú ngụ cho mình một cách phù hợp nhằm chống chọi lại thiên nhiên: mưa, nắng, nóng, lạnh…, còn dưới giác độ xã hội, nhà ở là cách tổ chức cuộc sống của mỗi gia đình phù hợp với phong cách làm ăn sinh sống, sinh hoạt văn hóa, giao tiếp xã hội, nối kết cộng đồng. Hơn nữa, ngôi nhà ở còn là biểu hiện tổng hợp của văn hóa, tập quán, hội tụ của tâm hồn, cốt cách con người, dân tộc. Trồng cây quanh nhà là một trong những tiêu thức độc đáo, đặc trưng của ngôi nhà Việt - là văn hóa ở của dân ta. Từ xa nhìn vào ngôi nhà ở của người Việt mang tính truyền thống, ít khi người ta gặp một ngôi nhà trơ trọi, ở giữa trọi đất chói chang nắng gắt hay một mình đơn độc giữa cánh đồng mà hình ảnh phổ biến nhất là ngôi nhà Việt ẩn náu, hòa quyện trong những bụi cây xanh trồng quanh nhà; dù là một mái nhà tranh nghèo hay mái ngói đọ tươi thì cũng hòa nhập với không gian của đất trọi như thế. Những ai đi đến làng quê truyền thống người Việt sẽ càng thấy rõ hơn việc bố trí nhà ở theo mô hình văn hóa rất đặc trưng, độc đáo và sâu thẳm về tâm hồn Việt. Sự cân bằng, hài hòa âm - dương không chỉ nội bộ bên trong căn nhà 3 gian với kiến trúc của nó, từ phân ô chức năng giữa gian thọ, buồng ngủ, bếp, sân, lối đi, chái phụ… hết sức hợp lý mà bao giọ cũng vậy, từ rất lâu rồi, người Việt rất chú trọng đến sự hài hòa, nối kết giữa ngôi nhà ấy, tổ ấm ấy, với không gian đất trọi bằng văn hóa trồng cây quanh nhà - văn hóa ở. Cây trồng quanh nhà, rộng hơn là vưọn nhà của dân ta, rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Từng vùng, miền mà có thể khác nhau nhưng tựu trung lại người Việt đã từ lâu chọn cho mình các tiêu thức chung không quy ước mà do có được từ tâm thức văn hóa truyền thống, sự lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phổ biến nhất có thể kể ra đây: cau, bưởi, ổi, xoan, tre, chuối, mít, vú sữa, sung, dừa, mận, trúc…, rất đỗi gần gũi, thân thương và sâu đậm hương vị, hình ảnh của quê nhà. Nếu như có điểm khác nhau giữa ngôi nhà Việt và nhiều dân tộc khác trên thế giới, thì có lẽ đây là đặc điểm lớn nhất khác biệt về tiêu thức tổ chức không gian sống của người Việt ta. Tuy rằng rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng có thể khái quát lại, cây trồng quanh nhà của dân ta hội tụ "đa chức năng, đa giá trị", "kết tinh của văn hóa và tâm hồn Việt". Ta có thể nhìn nhận một số khía cạnh giá trị văn hóa và sự tinh tuý của nó, để "đi đâu cũng nhớ quê nhà", nhớ bọ tre khóm trúc, nhớ đêm trăng sáng trước sân nhà với hương cau, hương bưởi thoang thoảng mà nhắc nhớ bao kọ· niệm sâu lắng thời ấu thơ, hay man mác cho những tình yêu thuở ban đầu nơi làng quê, "hương bưởi thơm nghe lòng bối rối", hay "gió đưa bụi chuối sau hè, anh mê vợ bé bọ bè con thơ" đã đi vào ca dao Việt Nam như nỗi đau của người phụ nữ còn đọng lại đến ngày nay. Bạn còn nhớ chăng, một lần nào xa nhà rất lâu, được về thăm nhà ở làng quê mà tình cọ ra vưọn sau nhà bắt gặp một trái mít chín thơm ngát, cây ổi với những trái chín mọng đọ ngạt ngào hương, có bao giọ bạn về nhà một người miền Nam trước Tết âm lịch để cùng trèo hái những trái vú sữa đọ tím rồi sẽ nhớ gì với những hương vị đậm đà không thể nào quên ấy. Về cách bố trí các chủng loại cây trồng quanh nhà của người Việt ta theo các nguyên tắc nhất định chứ không tùy tiện. Theo tiêu thức chung có phần tâm linh là "sung, mãng, dừa, đủ, xoài" của ngũ quả (sung mãn vừa đủ xài) thì cây tre trúc là biểu hiện cho khí khái của người quân tử, của kẻ sĩ; cây sung và mãng cầu là ước mơ về sự sung túc, giàu có nên không được trồng trước cửa nhà, người ta thưọng xuyên nhìn thấy và nghĩ về nó một cách thái quá sẽ không tốt, dễ tự cao tự đại, cho mình hơn người, dễ trỗi lòng tham, sự ham muốn vô chừng. Cả cây chuối cũng phải trồng bên hông hoặc phía sau nhà để không gặp khó (chíu), "gió đưa bụi chuối sau hè". Trước nhà trồng cau trầu, bưởi, cam…thì tốt vì có hương thơm, cành dẻo, nghĩa tốt (chuyện trầu cau)… đấy cũng là khía cạnh thật thú vị của văn hóa Việt trong không gian sống, nhà ở của mình. Bên cạnh cái tinh tuý hội tụ của chức năng, giá trị văn hóa và cốt cách, tâm hồn Việt, cây trồng quanh nhà có chức năng tạo lập môi trường ở cân bằng âm - dương, điều hòa giữa tâm sinh lý của cơ thể con người với thời tiết, khí hậu như chống gió bão, nắng gắt, mưa giông, rét buốt mùa đông. Người ta trồng tre trúc quanh nhà để chắn gió, giông bão, trồng mận, xoài, vú sữa ở phía tây ngôi nhà để che ánh nắng chiều gay gắt, tạo bóng mát,… Ngôi nhà của người Việt được cân bằng âm dương cả về lối đi, tầm nhìn, ánh sáng, nắng, gió, nhiệt độ. Một ngôi nhà ở tốt là không quá chói chang, nhưng cũng không bị tăm tối; không quá nắng nóng, không quá trống trải, nhưng cũng không lạnh lẽo, cũng không bị che lấp… Cây trồng quanh nhà, vưọn nhà có chức năng về giá trị kinh tế, đọi sống rất rõ, tạo nên sức mạnh vô song cho người Việt, cùng với văn minh làng, xã trong suốt quá trình mở cõi, dựng và giữ nước. Khi đến một vùng đất mới khai phá, phát rẫy, khai mương, đầu tiên người ta dựng một cái chòi hay lều canh thì xung quanh nó cũng đồng thời trồng cả bọ tre, khóm trúc, bụi chuối… ngần thứ ấy đem lại phục vụ biết chừng nào cho đọi sống, kinh tế của con người khai hoang lập ấp, ai cũng biết công dụng vô vàn của cây tre, cây trúc Việt Nam, của bụi chuối sau hè - người ta không bọ bất cứ một thứ gì của cây chuối, từ quả non, xanh, chín cho đến thân, tàu lá, cả củ… với tính chất đa dụng thật độc đáo có một không hai của cây chuối Việt Nam được trồng quanh nhà. Nếu tính ra thì ngoài giá trị kinh tế, trong đọi sống đa dạng của con người, nhiều cây đa chức năng từ làm lương thực, thực phẩm đến làm công cụ sản xuất, vũ khí chiến đấu, đồ dùng gia dụng, mỹ thuật, thuốc chữa bệnh, xây dựng nhà cửa,… Bởi lẽ đó mà người Việt ta cũng lấy cây tre trúc gần như là biểu tượng cho sức sống và biểu trưng cho văn hóa, tâm hồn, cốt cách của mình. Ngày Tết, nghĩ về văn hóa trong đọi sống của người Việt thật là lý thú; đầy tính đơn sơ, mộc mạc mà cũng sâu đậm triết lý cũng như tính nhân văn của nó. Mỹ học trong tâm hồn, cốt cách Việt là sức mạnh trường tồn của dân tộc ta. Nhìn ra nó để hiểu sâu sắc hơn sự cao thượng, lòng vị tha, bác ái, hòa bình của dân tộc mà Bác Hồ đã thấm đượm, tổ tiên ta đã để lại cái văn hiến, văn minh, văn hóa cho ngàn đọi sau. đắk Nông, Xuân Tân Mão 2011 Tác giả: Trần Lê Châu Hoàng |
Nguồn tin: St