Trong quan niệm phổ biến ngoài xã hội, lợi ích của công bộc thưọng nằm ở lương bổng hiện tại và lợi ích mong đợi trong tương lai.
Một trong những lợi ích được mong đợi nhất khi công tác tại cơ quan nhà nước là khả năng tạo dựng chỗ ở với chi phí thấp. Cán bộ công chức thưọng có ưu thế hơn so với nhiều đối tượng khác trong việc tiếp cận các dự án nhà ở, thông qua kênh chính thống được phân chia qua các tổ chức nơi họ làm việc hoặc qua kênh "quan hệ". Với tăng trưởng của thị trường bất động sản 10 năm trở lại đây, đó là nguồn lợi không hề nhọ giúp đảm bảo chỗ ở - nền tảng cuộc sống quan trọng nhất trong xã hội hiện đại; và nhiều khi, tạo thu nhập như một hoạt động đầu tư. ọž mức độ tối thiểu, những dự án được gắn biển "nhà cho người thu nhập thấp", trước hết cũng hướng đến các đối tượng là công chức, những người dễ chứng minh thu nhập thấp hơn, nếu chỉ nhìn vào bảng lương.
Nhưng làm công chức còn có những lợi lộc khác khó đo đếm.
ọž Việt Nam, cách đây chưa lâu "vào nhà nước" là một cụm từ khiến hầu hết các gia đình có con tới tuổi ra trường mong đợi. đơn giản vì quan niệm truyền đọi từ thời phong kiến, nghĩ rằng làm việc trong hệ thống chính quyền là cơ hội "làm quan". Nhẹ nhàng hơn thì người ta cũng nghĩ rằng "làm nhà nước" đồng nghĩa với một chỗ làm được "bảo hiểm" đến cuối đọi, không lo mất việc, nhận lương đều đều và ít xáo trộn.
Chỉ trừ phi "dính" sai phạm hay gây thất thoát quá lớn, còn lại hầu hết những vị trí trong khu vực nhà nước đều ít khi gặp rủi ro mất việc. Gần đây, dư luận xôn xao một trường hợp hiếm có khi người đứng đầu một tập đoàn kinh tế lớn bị miễn nhiệm. "Bến đỗ" tiếp theo là bộ chủ quản của tập đoàn đó. Một tập đoàn tư nhân thì khó cho phép mức độ thua lỗ cỡ như thế mà lãnh đạo doanh nghiệp tại vị lâu tới vậy, tất nhiên ngoại trừ trường hợp người đó chính là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Với công chức trẻ, một vị trí trong khu vực công là bệ phóng tốt nhất cho quá trình thăng tiến qua đào tạo, học tập. đa số các cơ quan nhà nước đều có cơ hội cho cán bộ tại đó đăng ký đi học tập tại nước ngoài với độ cạnh tranh không gay gắt bằng các cơ hội mở ra cho khu vực tư nhân (còn gọi là khối "tự do"). Nếu tính ra vật chất thì các suất học bổng từ ngân sách nhà nước, hoặc từ nguồn viện trợ nước ngoài, chắc chắn có giá trị không kém thu nhập được tiếng là cao mà bạn bè họ làm việc bên ngoài nhà nước, nhịn ăn nhịn mặc trong dăm bảy năm để nộp đủ học phí cho một chương trình tương đương.
Ấy là chưa nói tới những lợi ích khác, như sử dụng xe công, nhà công vụ, các chuyến tham quan khảo sát nước ngoài,... hoặc trong một số trường hợp mang tính tiêu cực, là các bổng lộc từ vị trí phê duyệt dự án, cấp và thu hồi đất đai, hay đấu thầu mua sắm công.
Một khi các lợi ích vô hình nêu trên chưa được làm rõ, rất khó để xác định "được - mất" khi làm việc trong khu vực công.
Singapore, hình mẫu lý tưởng trên toàn thế giới về thu nhập của công chức theo triết lý "tiền nào, của nấy", vừa đề nghị giảm 30% lương lãnh đạo khu vực công.
Hiện tượng này cho thấy, mặc dầu nhà nước có toàn quyền đánh giá và trả lương cho lao động trong khu vực công, sự quan sát và nhìn nhận (ngầm định hoặc chính thức) từ các kênh khác nhau trong xã hội đối với khu vực này vẫn có thể tạo ra một áp lực khiến người ta phải tìm tòi các cải cách khác nhau về thu nhập.
Trên thực tế, tất yếu thu nhập của công chức sẽ phải cải thiện để phù hợp với chất lượng được mong đợi của nền công vụ. Tuy nhiên, quá trình này cần được tính tới những yếu tố đảm bảo công bằng trong việc phân phối thu nhập trên bình diện toàn xã hội. Tăng lương công chức cần được xem xét cùng với việc giảm bao cấp cho các tổ chức ăn lương từ ngân sách, đánh giá hiệu quả làm việc của cá nhân công chức, và nỗ lực tinh giảm biên chế đối với số lượng không nhọ cán bộ công chức không đáp ứng yêu cầu công việc.
Thiết nghĩ cải cách lương bổng nên được xem xét trong một quá trình thảo luận minh bạch, có sự tham gia của nhiều thành phần không thụ hưởng một nguồn thu nhập chiếm tới "51% chi thưọng xuyên của ngân sách nhà nước". Điều này cũng góp phần tránh quan ngại từ xã hội; đồng thời, tạo điều kiện chứng minh sự lành mạnh của đồng lương công chức, vốn không đồng nhất với thu nhập.
à kiến bạn đọc :
Giảm biên chế từ đâu?
Qua tình hình thực tế của bộ máy hành chính sự nghiệp của nước ta hiện nay, tôi xin đề xuất giải pháp giảm biên chế để có nguồn cải cách tiền lương trong thời gian tới.
Trước tiên đối với đơn vị hành chính các cấp, nên xem xét rà soát lại chức năng nhiệm vụ các chi cục trực thuộc sở, nếu thật cần thiết thì để lại, còn không nên chuyển thành các phòng trực thuộc sở, vì trước đây các phòng ban cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nếu thực hiện được chắc chắn biên chế hành chính trong cả nước sẽ giảm đi rất nhiều.
Còn đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, cần rà soát lại các địa phương nào có điều kiện thực hiện được xã hội hóa giáo dục, hoặc bệnh viện thì đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa, từng bộ phải có lộ trình thời gian cụ thể.
Nguồn tin: Saigontimes