Trung Quốc học được gì sau vụ kiện của Philippines?

Chủ nhật - 24/07/2016 23:35 599 0
Phán quyết từ PCA sẽ trở thành một trở ngại lớn đối với ngoại giao của Trung Quốc trong tương lai. Từ điều này Bắc Kinh sẽ phải rút ra nhiều bài học cho mình.

Theo The Diplomat, phán quyết của tòa án trong vụ kiện Philippines và Trung Quốc được công bố hôm 12/7 vừa qua sẽ trở thành một trở ngại lớn đối với ngoại giao của Trung Quốc trong tương lai.

   Trung Quốc học được gì sau vụ kiện của Philippines? - Ảnh 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Không bàn đến việc Bắc Kinh đã phản ứng và bác bỏ tính công bằng của quyết định này như thế nào, nhưng một điều chắc chắn rằng một khi đã được công khai tuyên bố, nó đã làm tổn hại không nhỏ đến hình ảnh và "sức mạnh mềm" của Trung Quốc.

Trong bài viết của tác giả Zheng Wang, giáo sư tại Trường Ngoại giao và Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Seton Hall ở New Jersey, Mỹ cho rằng: Nhìn lại quá trình từ khi bắt đầu vụ kiện từ năm 2013 cho đến kết quả hiện tại, có nhiều bài học mà Trung Quốc có thể rút kinh nghiệm từ vụ việc này. Trong đó bao gồm việc ra quyết định, nghiên cứu chính sách, giao tiếp, thái độ và nhận thức.

Quá trình quyết định chính sách đối ngoại

Vụ kiện lần này đã chứng minh có một vấn đề lớn trong quá trình thảo luận và đưa ra một quyết định đối ngoại của Trung Quốc.

Trên thực tế, nếu nước này chấp nhận tham gia vào quá trình tố tụng, họ sẽ có một thẩm phán thay mặt cho quyền lợi của mình trong vụ kiện và chắc chắn ý kiến của người này sẽ tác động không nhỏ đến các thẩm phán khác. Điều này mang lại tiềm năng giúp Bắc Kinh có thể có một phán quyết thuận lợi hơn hiện tại.

Chính vì chối bỏ tính pháp lý của tòa trọng tài, Trung Quốc cũng tự đánh mất cơ hội để trực tiếp tham gia vào các cuộc tranh luận nhằm đưa ra ý kiến, bằng chứng, lập luận riêng của mình về vụ việc.

Vì vậy, đây rõ ràng là một sai lầm rất lớn đối với Trung Quốc.

Một trong những lý do khiến Trung Quốc phản đối tham gia vụ kiện, theo tuyên bố của Bắc Kinh, là do ông Shunji Yanai - Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là một công dân Nhật Bản.

Do tranh chấp hàng hải và các vấn đề lịch sử giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một số người Trung Quốc tin rằng ông Yanai đã lựa chọn hội đồng thẩm phán với toan tính cá nhân chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên Bắc Kinh không nhận ra rằng chính vì quyết định từ chối tham gia của mình nên ông Yanai mới có quyền chỉ định các thẩm phán.

Trung Quốc sẽ cần phải nhìn lại xem điều gì khiến họ lựa chọn quyết định nói trên. Phải chăng chính phủ đã không xem xét một cách cẩn thận hậu quả của việc không tham gia vụ kiện?

Ngoài ra, với quyết định quan trọng như vậy, đã có sự tham vấn từ nhiều kênh khác nhau trước khi đi đến sự thống nhất cuối cùng hay không?

Từ các câu hỏi trên có thể thấy rằng Trung Quốc có vẻ không nhận được tư vấn pháp lý tốt từ các chuyên gia luật quốc tế hàng đầu.

Nghiên cứu chính sách

Theo quan điểm của ông Zheng Wang, vụ kiện trọng tài đã chứng minh một trong những điểm yếu lớn của Trung Quốc là nghiên cứu chính sách. Nhiều người đã ngạc nhiên khi nước này thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng về Biển Đông, trong đó có cả nghiên cứu các bằng chứng để bảo vệ tuyên bố chủ quyền lịch sử của nước này.

Không có một lộ trình rõ ràng hoặc sự hỗ trợ về mặt tài liệu nào cho chính phủ nước này làm theo để bảo vệ cho các tuyên bố trên Biển Đông. Dường như Trung Quốc hoàn toàn mơ hồ về vùng biển. Đây cũng là lý do Bắc Kinh không sẵn sàng tham gia cùng Philippines trong vụ kiện lên tòa trọng tài, theo quan điểm của ông Zheng Wang.

Tuy nhiên quan điểm của vị học giả này được cho là sai lầm, bởi thực tế Trung Quốc không phải không nghiên cứu kỹ lưỡng về Biển Đông mà đúng hơn Bắc Kinh hoàn toàn không có một bằng chứng lịch sử đáng tin cậy hay cơ sở pháp lý, lịch sử nào để bảo vệ cho yêu sách chủ quyền phi lý của mình.

Yêu sách của Trung Quốc chủ yếu dựa trên lịch sử làm bằng chứng, nhưng cho đến nay không có một cuốn sách nào xuất bản ở Trung Quốc cung cấp một phân tích toàn diện và khách quan về lịch sử của Biển Đông cũng như nhắc đến bản đồ đường chín đoạn và ý nghĩa thực tế của nó.

Trung Quốc thực sự chỉ có những nhiều mẩu bằng chứng lịch sử để hỗ trợ tuyên bố của mình, nhưng nhiều trong số này chỉ đơn thuần tồn tại dưới các bài giảng trong sách giáo khoa, không có cơ sở khoa học. Nó là không đủ cho một bằng chứng pháp lý trước tòa. Bởi vậy Bắc Kinh mới không thể tham gia vụ kiện với Philippines.

Thái độ và Nhận thức

Mặc dù Trung Quốc đã bác bỏ quyền phán xét của Tòa Trọng tài về giải quyết tranh chấp từ năm 2006. Nhưng với vai trò một cường quốc lớn trên thế giới, ít nhất việc tham gia tố tụng sẽ thể hiện sự tôn trọng cần thiết của nước này đối với các chuẩn mực và luật pháp quốc tế. Nhưng Bắc Kinh đã không làm vậy.

Về cơ bản, đây là một vấn đề về thái độ và nhận thức. Chính phủ Trung Quốc vẫn coi luật pháp quốc tế như một cái gì đó mà họ có thể lựa chọn theo ý thích của mình.

Ngoài ra, chính phủ nước này không quen thuộc với các hệ thống và cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là trong việc sử dụng tòa trọng tài như một phương pháp giải quyết tranh chấp. Một số quan điểm thậm chí coi đây một sự mất mặt khi một quốc gia lớn như mình lại tham gia vào một vụ kiện được đệ đơn bởi một nước nhỏ hơn.

Khi Trung Quốc tham gia đàm phán Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) giai đoạn 1973-1982, các nhà ngoại giao Trung Quốc tại thời điểm đó hoàn toàn không nhớ gì về Biển Đông và đường chín đoạn. Trung Quốc đã quyết định chấp thuận và ủng hộ quy chế Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ). Họ không thể tưởng tượng được các tuyên bố về đường chín đoạn sau này của mình lại mâu thuẫn với những gì đã ký kết trước đó.

Giao tiếp

Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã bị cô lập và cơ bản không lắng nghe những quan điểm, ý kiến từ bên ngoài Trung Quốc. Sự cô lập này được tạo ra bởi chính bản thân nước này, vì Bắc Kinh đã không bao giờ tìm thấy một cách hiệu quả để giao tiếp với phần còn lại của thế giới trong việc diễn giải các tuyên bố của mình.

Sau khi PCA đưa ra phán quyết, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch truyền thông bằng việc cho các đại sứ tại nhiều quốc gia viết bài biện luận trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Mặc dù vậy, hầu hết những nỗ lực này là không hiệu quả. Đơn giản bởi nó chỉ lặp đi lặp lại quan điểm rập khuôn của Trung Quốc mà không cung cấp bằng chứng thuyết phục và lập luận logic nào để bảo vệ điều này.

Với vị thế của một cường quốc, khả năng giao tiếp với quốc tế bị hạn chế như vậy là điều Bắc Kinh cần phải xem lại.

Với các bài học trên Zheng Wang cho rằng Trung Quốc nên tiếp thu và tránh các phản ứng thái quá trong thời gian tới, vì hành động như vậy chỉ làm tổn hại thêm đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

 

Ông cũng cho rằng, mặc dù có ý nghĩa nhất định nhưng sau phán quyết từ PCA, tình hình ở Biển Đông sẽ tiếp tục gia tăng căng thẳng

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập67
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,903
  • Tổng lượt truy cập41,128,706
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây