Bản đồ theo phương dọc do nhà xuất bản Sinomaps Press ấn hành bao gồm hơn 130 hòn đảo ở biển đông, phần lớn không có trong các bản đồ trước đây của Trung Quốc, theo thông báo của Cơ quan đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý quốc gia Trung Quốc (NASMG).
Các bản đồ cũ theo phương ngang chỉ gồm những hòn đảo lớn mà nước này chiếm đóng và đòi họi chủ quyền phi lý ở biển đông, gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Những hòn đảo này trước đây được in tại góc phải bên dưới bản đồ với tọ· lệ bằng một nửa tọ· lệ của phần đại lục. Nay chúng đã được in vào phần chính của bản đồ với tọ· lệ tương ứng.
Tổng biên tập của Sinomaps Press Từ Căn Tài tuyên bố thẳng thừng rằng tấm bản đồ mới "biểu thị lập trường ngoại giao chính trị của Trung Quốc".
Theo NASMG, các bản đồ mới của Sinomaps Press sẽ được phát hành ra công chúng vào cuối tháng 1.
Tại phần góc trái bên dưới bản đồ cũng có hình ảnh của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật, theo Tân Hoa xã.
Trước đó, việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" vào các hộ chiếu điện tử cấp cho công dân đã bị các nước như Việt Nam, Philippines và Ấn độ phản ứng mạnh mẽ.
Sơn Duân
BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT
MINH TRÃ
VN SỊM TẬP Họ¢P CHọ¨NG Cọ¨ PHÃP Là CHủ QUYọ€N QUẦN đẢO HÃ’ANG SA IN THÀNH SÃCH DỊCH RA NHIọ€U THọ¨ TIẾNG Vừa qua được ông Trần Thắng Chủ tịch Hội Văn hóa- Giáo dục Việt Nam tại Mỹ đã gửi tặng nhân dân đà Nẵng tổng cộng 150 tấm bản đồ và 3 tập Atlat cổ. Các bản đồ cổ xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, thể hiện Hoàng Sa và trường Sa nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam; đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng. Trong thời gian qua Trung quốc liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ"đường lưỡi bò". Cho in bản đồ đường lưỡi bò vào hộ chiếu nhằm mục đích của Trung Quốc là xác nhận chủ quyền biển đông bao gồm hai quần đảo Hòang sa và trường sa của Việt nam. Nay Trung Quốc chuẩn bị xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 đảo ở biển đông, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền Việt Nam . đây là việc làm trắng trợn vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. đây là một hoạt động lập pháp bình thưọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đồng thời xác nhận quần đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. để cho các nước trên thế giới biết ủng hộ Việt nam, đề nghị Bộ ngọai nước ta cho hệ thống lại tòan bộ các chứng cứ pháp lý in thành một cuốn sách và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới; vì thực tế hiện nay có nhiều học giả trên thế giới muốn tìm hiểu, nhưng có tài liệu để đọc từ đó có quan điểm chính kiến của mình. đây là việc cần làm ngay hết sức cần thiết và đề nghị Bộ ngọai giao nước ta sớm đệ trình lên Liên hiệp quốc để Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. MINH TRÃ