Theo các nhà phân tích nếu trừng phạt kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc sẽ mất quá nhiều. |
Nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới đang mắc kẹt trong một cuộc tranh chấp chủ quyền một quần đảo không có người ở nhưng nằm ở khu vực giàu tài nguyên trên biển Hoa đông.
Từ ngày 15/9-18/9, các cuộc biểu tình chống Nhật làm rung chuyển các thành phố Trung Quốc sau khi chính phủ Nhật tuyên bố mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Các nhà bình luận cho rằng các cuộc biểu tình có vẻ như nhận được sự ủng hộ của chính quyền và tọ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh cáo Bắc Kinh sẽ không lùi bước trong cuộc tranh chấp này.
Nhân dân nhật báo có thừa nhận rằng do hai nước lệ thuộc lẫn nhau nên các lệnh cấm vận sẽ là "con dao hai lưỡi" đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, tọ báo này nêu câu họi: "Liệu Nhật Bản có mất thêm 10 năm nữa và sẵn sàng bị tụt lại phía sau 20 năm hay không", rõ ràng ám chỉ đến "thập kọ· mất mát" của Nhật Bản sau khi bong bóng chứng khoán và bất động sản của nước này vỡ tung.
Bên cạnh việc sử dụng hàng rào thuế quan vẫn được các nước dùng làm công cụ trả đũa trong các cuộc tranh chấp thương mại quốc tế, Trung Quốc còn dùng các biện pháp hành chính để các nhà nhập khẩu nước này gặp khó khăn trong việc nhập hàng của nước đối thủ.
Hồi tháng 5, khi Manila và Bắc Kinh đối đầu nhau về vấn đề chủ quyền bãi cạn Scarborough trên Biển đông, các nhà xuất khẩu hoa quả Philippines phàn nàn rằng các lô hàng của họ bị họng do bị giữ lại ở cảng Trung Quốc quá lâu. Hải quan Trung Quốc lấy lí do có sâu bọ trong các lô hàng hoa quả của Philippines để tiến hành các cuộc kiểm dịch khắt khe và rưọm rà.
Nhật - Trung quá phụ thuộc nhau về kinh tế
Theo AFP, về mặt lí thuyết, Trung Quốc có vẻ như đang ở thế "tay trên" - nền kinh tế nước này đang phát triển rất nhanh trong nhiều năm liên tiếp trong khi kinh tế Nhật Bản đang trên đà đi xuống kể từ những năm 1990.
Vào năm 2010, Trung Hoa đã vượt qua láng giềng Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Nhật Bản chì là đối tác thương mại đứng thứ 4 của Trung Quốc sau Mỹ, EU và ASEAN.
Với dân số khổng lồ và chủ nghĩa tiêu thụ ngày càng lớn mạnh, Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất của Nhật Bản.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học đều nhất trí rằng thưong mại song phương trị giá 342,9 tọ· USD vào năm ngoái, Bắc Kinh khó có thể chịu đựng được tổn thất kinh tế nếu ra "đòn" trừng phạt kinh tế với Tokyo.
Jeremy Stevens, nhà kinh tế học của Tập đoàn ngân hàng Standard của Nam Phi đang làm việc tại Trung Quốc, cho rằng với lợi ích kinh tế của mối quan hệ song phương Nhật -Trung, hậu quả của tình trạng đối đầu hiện nay "sẽ tổn hại đến cả hai nước".
"Chuỗi cung toàn cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau, đa chiều và phức tạp nên sẽ là điên rồ nếu không cho rằng Nhật Bản và Trung Quốc lệ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ đó có tính chất đôi bên cùng có lợi", ông Stevens nhận xét.
Và ông Steven kết luận rằng: "Với tình hình đó, chúng tôi hi vọng "những cái đầu lạnh" sẽ thắng thế" trong cuộc đối đầu này.
Mặc dù mác xuất xứ Made in China có mặt trên nhiều sản phẩm trên khắp thế giới, các linh phụ kiện cấu thành nên các sản phẩm đó không phải hoàn toàn được sản xuất trong nước.
Các sản phẩm như điện thoại di động, ti vi và máy quay phim chất đầy trong các container xuất ra khơi Trung Quốc thưọng có các linh kiện có độ chính xác cao nhật do Nhật Bản sản xuất.
Vì thế, theo giáo sư Ivan Tselichtchev thuộc đại học quản lí Niigata, hành động trừng phạt các công ty Nhật Bản sẽ dễ dàng có tác động ngược trở lại các công ty Trung Quốc lệ thuộc vào bí quyết công nghệ của Nhật Bản.
"Làm Nhật Bản yếu đi về mặt kinh tế cuối cùng sẽ phản tác dụng tới lợi ích kinh tế của bản thân Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực dụng và thông minh sẽ không thể không hiểu ra điều đó", ông Tselichtchev nói.
Trung Quốc sẽ không dám trừng phạt kinh tế Nhật Bản
Ông Tselichtchev cho rằng những lời đe dọa của Trung Quốc "chủ yếu mang tính khoa trương và gây sức ép về tâm lý" và ông cho rằng "sẽ không có hành động "trả đũa kinh tế" nào to lớn từ phía Trung Quốc. Trung Quốc sẽ chủ yếu gây sức ép ở các lĩnh vực khác".
"Tuy nhiên, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tiến hành một số bước đi mang tính biểu tượng về mặt kinh tế để bày tọ sự không hài lòng của mình, có thể dừng một dự án đầu tư cụ thể nào đó hoặc cản trở một hoạt động xuất nhập khẩu nào đó", ông Tselichtchev bình luận
Và đó là điều thực sự đã bắt đầu xảy ra với các công ty Nhật Bản vào hôm 21/9.
Hai công ty thương mại Itochu và Sojitz cho biết hàng hóa của Nhật Bản bị dồn ứ tại các cảng chính của Trung Quốc, chưa đến mức bị chặn lại hẳn nhưng cũng đủ để làm mất thời gian và gây bất tiện cho các công ty Nhật.
Trong căng thẳng ngoại giao lần trước về quần đảo tranh chấp, Trung Quốc đe dọa cắt nguồn cung cấp đất hiếm, nguyên liệu quan trọng cho các sản phẩm công nghệ cao của Nhật Bản.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc không có dấu hiệu có hành động tương tự.
Zhou Yongsheng, giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học quan hệ quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc có thể sẽ gia tăng luận điệu về một cuộc chiến tranh thương mại, nhưng điều đó sẽ khó có thể xảy ra.
"Các lệnh cấm vận thương mại chắc chắn là con dao hai lưỡi, đặc biệt nếu bên bị cấm vận đưa ra các biện pháp trả đũa. Các lệnh cấm vận thương mại khi đó sẽ là chính sách khiến cả đôi bên cùng thiệt hại", ông Zhou Yongsheng nhận xét.
Tùng Lâm
Nguồn tin: infonet.vn