Chẳng cần phải có tầm nhìn xa, chỉ nghe, thấy, hành động của Trung Quốc trong mấy năm qua trên Biển Đông thì bất cứ người nào cũng biết Trung Quốc đang muốn chiếm toàn bộ Biển Đông. Đó là điều chắc chắn không ai nghi ngờ.
Biển Đông là “đường sinh mạng” của Trung Quốc?
Có thể nói, Trung Quốc đã, đang, tìm mọi cách để chiếm Biển Đông và rất muốn chiếm được Biển Đông bất kỳ lúc nào. Thế nhưng tình thế trên Biển Đông hiện tại đã chứng tỏ, Trung Quốc chưa có đủ khả năng dùng sức mạnh quân sự để chiếm Biển Đông.
Chiếm Biển Đông theo nghĩa quân sự có nghĩa là tất cả các đảo trên Biển Đông, toàn bộ trên không, trên biển, trong lòng biển Biển Đông đều bị PLAN làm chủ tuyệt đối. Những đối tượng tác chiến của PLAN hoàn toàn bị trấn áp, khiến khả năng tác chiến đáp trả hoàn toàn bị tê liệt.
Chiếm được Biển Đông có 2 ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng với Trung Quốc.
Thứ nhất, lưu ý là, khống chế tuyến hàng hải trên Biển Đông với Trung Quốc chỉ là chuyện nhỏ mà lớn hơn là khống chế tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư sang Thái Bình Dương mới là mục đích chính của chiến lược khống chế tuyến hàng hải.
Tuyến hàng hải trên Biển Đông là tuyến ngắn nhất chứ không phải duy nhất từ Ấn Độ dương và vịnh Ba Tư sang Thái Bình Dương. Khi đó, chỉ cần làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này là nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Đây là một kết quả rất hấp dẫn, quyến rũ “chết người” khiến cho những kẻ có chút sức mạnh, hay tưởng mình mạnh và đầy tham vọng quyền lực, muốn chiếm lấy bằng được.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ gia tăng sức mạnh răn đe triển khai đòn tấn công hạt nhân với Mỹ trong khi Trung Quốc chưa đủ khả năng sử dụng bộ 3 hạt nhân gồm, tên lửa, máy báy ném bom tầm xa và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) để tác chiến.
Mặc dù Trung Quốc chưa có máy bay ném bom chiến lược tầm xa như Nga, Mỹ nhưng tên lửa trên đất liền, trên SSBN tuần tra ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vẫn có thừa khả năng phủ trùm tên lửa vào nước Mỹ.
Tuy nhiên, điều “bất khả kháng” của lực lượng SSBN là không thể hoạt động tại biển Hoa Đông vì biển nông và hệ thống săn ngầm của Mỹ-Nhật Bản quá hiện đại chờ sẵn, nên “nhất cử nhất động” của SSBN Trung Quốc đều bị phát hiện.
Trong khi đó, lối ra và nơi triển khai tác chiến lý tưởng cho lực lượng SSBN từ căn cứ Tam Á chính là Biển Đông.
Tàu ngầm là bí mật, khi yếu tố bí mật đã không còn thì tàu ngầm mất tác dụng, là đối tượng dễ tiêu diệt nhất. Nếu khi tàu ngầm triển khai tác chiến mà bị lộ thì coi như chuyến tuần tra SSCĐ bị thất bại, hay tàu ngầm đó bị loại ra khỏi vòng chiến nếu xảy ra đụng độ quân sự.
Trung Quốc không thể chấp nhận “kiểu tuần tra” của loại máy bay P-8A Poseidon này của Mỹ trên Biển Đông |
Khi mà tên lửa phóng từ lục địa Trung Quốc đang bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bao vây, triển khai trước cửa nhà thì chiếm Biển Đông để triển khai SSBN, Trung Quốc mới gia tăng được sức răn đe đòn tấn công hạt nhân với Mỹ.
Vì vậy, chiếm Biển Đông, biến 80% diện tích Biển Đông thành khu “đặc quyền quân sự”, có một ý nghĩa quân sự mang tính toàn cầu, đặc biệt quan trọng của Trung Quốc để vươn ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương thoát khỏi sự bao vây của Mỹ.
Trung Quốc sợ điều gì ở Biển Đông?
Điều này có nghĩa là tại sao Trung Quốc chưa "khai đao” trên Biển Đông như các giới chính khách, tướng tá diều hâu Trung Quốc thường hô hào trên diễn đàn?
Rõ ràng, chúng ta không đánh giá thấp ý chí chính trị của Trung Quốc trong mưu đồ chiếm Biển Đông, nhưng khả năng, những tác động khách quan để thực hiện ý chí lại là vấn đề khác. Có 3 nguyên nhân mà Trung Quốc chưa thể dùng vũ lực để chiếm Biển Đông..
Nguồn tin: baodatviet