Cá chết hàng loạt ngoài Trường Sa: Sự thật là...

Thứ năm - 12/05/2016 00:22 829 0
Các nhà khoa học vô cùng lo ngại nếu cá chết dạt hàng loạt ngoài quần đảo Trường Sa, nhưng lãnh đạo huyện đã phủ nhận thông tin trên.

Cải tạo đạo phá hủy rạn san hô

Ngày 7/5, báo The Inquisitr của Philippines có dẫn thông tin từ nhóm hoạt động tình nguyện có tên Kalayaan ATIN ITO (Tự do của chúng tôi) khẳng định các tàu Trung Quốc đã đổ hóa chất xuống vùng biển quanh đảo Thị Tứ thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bằng các hình ảnh cá chết trải dài trên bờ cát ven biển thuộc vùng biển này.

Trao đổi với Đất Việt, ngày 9/5, ông Vũ Đình Đáp - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (thuộc Bộ NN&PTNT) cho biết: "Việc Trung Quốc xây đắp các đảo nhân tạo, lấy bùn cát để bồi đắp vào đảo, chuyện đó rất rõ ràng, nhưng khó có thể nói họ dùng hóa chất đổ xuống vùng biển, tôi cũng hơi nghi ngờ.

Cá chết hàng loạt ngoài Trường Sa: Bàn tay Trung Quốc

Vì thực chất Trung Quốc cũng là một quốc gia chiếm đảo với mục đích quân sự, cũng như muốn khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển".

Thế nhưng, chúng ta không thể phủ nhận, việc cải tạo lớn với quy mô ngày càng rộng sẽ tạo ra biến động, khiến chất thải trôi dạt từ vùng này qua vùng khác, gây ảnh hưởng đến các rạn san hô lân cận.

 
 

 

Tôi được biết, lượng bơm vào đảo cỡ khoảng 1 tỷ khối và lượng chất cát, bùn thoát ra khỏi vùng định bồi đắp cũng phải tương đương hoặc nhiều hơn.

Ca chet hang loat ngoai Truong Sa: Su that la...

Cá ngập bãi biển ở đảo Thị Tứ. Ảnh: Tổ chức Kalayaan ATIN ITO

Chính vì thế, nên dòng hải triều di chuyển sẽ mang theo các chất lơ lửng, về nguyên lý cát thì sẽ lắng xuống nhưng các chất cặn bã, chất phù du nằm dưới sát biển sẽ trôi đi, khả năng lớn trôi vào vùng ven bờ nhiều. Nếu tính theo diện tích biển, cũng như tốc độ xây dựng của Trung Quốc thì quần đảo Trường Sa bị ảnh hưởng sớm và nặng nề nhất.

Thế nhưng, chất thải từ ngoài đảo Trường Sa vào bờ rồi sẽ không chảy ra vùng biển Bắc Trung Bộ, chắc chắn nó phải vào vùng biển Nam Trung Bộ".

Riêng với hiện tượng cá chết vùng gần bờ, dọc 4 tỉnh miền Trung, theo ông Đáp chắc chắn do tác động các chất thải công nghiệp ngầm dưới biển, vì có tỷ trọng khối lượng lớn hơn nước biển, nên khi di chuyển lan tỏa ở phần đáy nhiều hơn, nên cá vùng đáy sẽ chết rồi nổi trôi dạt vào bờ.

Lãnh đạo huyện Trường Sa nói gì?

Về phía cơ quan quản lý, ĐBQH Đỗ Văn Vẻ - Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định: "Tôi chưa có thông tin cụ thể về sự việc trên, nhưng nếu có dấu hiệu hệ sinh thái biển, cá chết hàng loạt có tác nhân con người gây ra thì cái đó rõ ràng là không được.

Tất cả các quốc gia cũng như các tổ chức đều phải bảo vệ môi trường chung, bảo đảm sự sống cho các rạn san hô, tất cả các yếu tố tự nhiên dưới biển, nếu có vi phạm cần lên tiếng dưới góc độ khoa học".

Trung Quốc đổ hóa chất, cá chết hàng loạt ngoài Trường Sa?

Thượng tá Nguyễn Viết Thuân, Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) lại khẳng định: "Thực tế ở ngoài quần đảo Trường Sa các vùng biển vẫn đang bình thường, nước biển sạch sẽ, không có cá chết trôi dạt vào bờ như một số thông tin được phản ánh.

Thậm chí hiện nay môi trường bờ biển vô cùng tốt, không có sự ô nhiễm môi trường, không có bất kỳ con cá nào chết".

Châu An

Nguồn tin: baodatviet

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại53,543
  • Tổng lượt truy cập41,234,144
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây