Sức mạnh Phụ nữ đại Việt Trải qua hàng trăm năm biến cố lịch sử nhưng không ai trong chúng ta có thể quên những năm 42 - 43, âm hưởng và tiếng vang hào hùng của trận đánh trên dòng sông Hát - Mê Linh - Vĩnh Phúc, hai người phụ nữ đầu tiên khởi nghĩa giành chính quyền là Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị đó được xem là cuộc khởi nghĩa có một không hai trong lịch sử phong kiến Việt Nam thể hiện đòi quyền tự do giải phóng chính mình và giải phóng dân tộc. Nhưng rồi hai bà cùng các tướng Nữ khác như Lê Chân, Ngọc Quang công chúa, Bát Nạn đại tướng: Tên thực là Thục Nương... đã ra đi mãi mãi, để lại tiếng thơm cho muôn đọi.
Vậy mà chỉ sau hơn 200 năm, năm 245 - 248 Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng tiếp nối theo truyền thống hai Bà Trưng mà đứng lên giành chính quyền, Bà Triệu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân.
Ấy là thời đầu lập quốc, còn để tính từ đó đến bây giọ thì những người phụ nữ có tinh thần và khí tiết như hai Bà trưng, Bà triệu cũng rất nhiều nhưng khổng thể kể hết, điểm mặt như: Thái Hậu Nguyên Phi ọ¶ Lan thời Lý, Bùi Thị Xuân thời Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam thời nhà Mạc, Chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Thị Bưởi, nhớ sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Hang Tám Cô giọ đây hương thơm vẫn bay nghi ngút...
Thế hệ phụ nữ Việt Nam hôm nay luôn phấn đầu để giành những vị trí cao trong xã hội.
Ngày nay, vẫn người phụ nữ ấy, họ phấn đấu giành những vị trí cao trong xã hội, lãnh đạo của đảng và nhân dân như Tòng Thị Phóng người phụ nữ duy nhất trong 14 ủy viên Bộ Chính trị khóa XI..., có những phụ nữ là doanh nhân vượt ngoài đất nước mình để sánh vai với phụ nữ thế giới như: Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HđQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk được tạp chí Forbes xếp vị trí thứ 35 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Ã...
Có những người phụ nữ tần tảo nuôi chồng nuôi con mà ngày đêm nhọc nhằn mưu sinh ngoài phố vắng đếm từng đồng tiền lẻ chắt chiu mua hạt gạo... tất cả họ đều là những thân phận được coi là chân yếu tay mềm, nhưng ngược lại thì cứng rắn như sắt như đá, sức mạnh biết bao nhiêu. Không từ nào có thể tả hết khí tiết và tinh thần của người phụ nữ Việt Nam, như một tượng đài bất diệt mà chỉ có một câu cũng chưa thể nói hết rằng: Phụ nữ Việt Nam thật là tuyệt vọi.
Bác Hồ luôn quan tâm đến phụ nữ Việt Nam Nếu chúng ta còn nhớ, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề Người quan tâm, Người đặc biệt chú ý đến trẻ em và phụ nữ ở các thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng, Người cho đó là những lớp người khổ nhất trong những người khổ cực.
Như vậy, suốt cả cuộc đọi mình, Bác đã để lại cho đọi nhiều thứ quý giá, nhưng trong đó có một suối nguồn tình cảm sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Bác đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. "Bác sống như trọi đất của ta / Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa / Tự do cho mỗi đọi nô lệ / Sữa để em thơ, lụa tặng già" (Bác ơi - Tố Hữu).
Trong suốt cuộc đọi hoạt động cách mạng vì dân vì nước của Bác, Bác luôn quan tâm và nghĩ đến phụ nữ, luôn tâm niệm phải bảo vệ, phải làm gì để người phụ nữ không phải chịu khổ.
Ngay trong cuộc Tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-1946, Người vui sướng nhận ra rằng "Phụ nữ là tầng lớp đi bọ phiếu hăng hái nhất". Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, Người vẫn luôn hướng tình cảm của mình đối với những người phụ nữ. Năm 1952, nhân kọ· niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ, Người đã gửi thư ngợi khen: "Non sông gấm vóc Việt Nam do Phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".
Những năm tháng tại đầu nguồn Pác Bó, trong diễn ca "Lịch sử nước ta", Người đã khẳng định: "Phụ nữ ta chẳng tầm thưọng / Ãánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đọi"; "2 Bà Trưng có đại tài / Phất cọ khởi nghĩa giết người tà gian / Ra tay khôi phục giang san / Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta". Và hình ảnh Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng cũng được Người khắc họa: "Tỉnh Thanh Hóa có một bà / Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi / Tài năng dũng cảm hơn người / Khởi binh cứu nước muôn đọi lưu phương". Người từng căn dặn: "Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là dũng cảm kháng chiến...", thì: Phụ nữ Việt Nam ta cũng phải xứng đáng là con cháu Hai Bà.
Và vì thế Người luôn tự hào rằng "Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng... Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng", Cả trong kháng chiến chống Pháp. Rồi chống Mỹ "ta cũng có nhiều anh hùng là phụ nữ". "Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam ta có rất nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta đã có nhiều tiến bộ". Tuy nhiên, "Bác còn mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa".
Người còn chỉ ra rằng "Hiện nay, trong các ngành, số phụ nữ tham gia còn ít. Ãảng và Chính phủ rất hoan nghênh, sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những chức trách quan trọng". Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải: Gắng học tập, chính trị, học tập văn hóa kỹ thuật; nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ XHCN; Hăng hái thi đua thực hiện "Cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình". Chúc chị em phụ nữ cố gắng học tập, tiến bộ nhiều, tiến bộ mãi để xứng đáng làm chủ nước nhà" (Bài nói chuyện tại Ãại hội phụ nữ tích cực Thủ đô lần thứ hai-8-3-1960).
Trong tác phẩm "Ãưọng Kách mệnh", Bác cũng từng viết: "Các Mác nói rằng: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi: "Lê-nin nói: Ãảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công...". Ôi, những dấu ấn đó của Người vẫn còn in mãi trong mỗi chúng ta.
Nguyễn Thế Anh