Theo Luật Giáo dục đH có hiệu lực từ ngày 1-1-2013, các trường đH có quyền chọn phương án tổ chức thi, có thể thi hoặc xét tuyển. Tuy nhiên, phương án tổ chức một kỳ thi riêng dưọng như không được các trường quan tâm dù mùa tuyển sinh năm 2010, các trường như đH Bách khoa Hà Nội, đH Sư phạm Hà Nội, đH Quốc gia Hà Nội, đH Quốc gia TPHCM… đã nằm trong danh sách các trường được Bộ GD-đT cho phép thí điểm tổ chức một kỳ thi riêng.
Thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào trường đH Sư phạm TPHCM trong mùa tuyển sinh 2012. Ảnh: TẤN THẠNH
Không dám đổi mới
GS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc đH Quốc gia Hà Nội, cho biết kỳ tuyển sinh năm 2013, đH Quốc gia Hà Nội vẫn lựa chọn phương án "3 chung" của bộ chứ không ra đề riêng, tổ chức thi riêng vì còn quá nhiều việc để chuẩn bị cho việc đổi mới tuyển sinh. Phải có thời gian để xây dựng đội ngũ chuyên gia, bộ công cụ đánh giá năng lực…
GS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng trường đH Bách khoa Hà Nội, cũng khẳng định: Mùa tuyển sinh tới, trường này thi chung đề, chung đợt cùng các trường khác. Theo GS Giảng, đó là phương án có thể coi là tối ưu ở thời điểm này vì vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi có thể tự chủ tuyển sinh.
Chỉ khi nào Bộ GD-đT có một cơ chế phối hợp trong toàn hệ thống thì mới có thể giải quyết được các vướng mắc như thí sinh thi vào các trường thi riêng có được sử dụng kết quả vào các trường thi chung hay không, nếu thí sinh trúng tuyển cùng lúc cả 2 trường thì giải quyết thế nào...
đến thời điểm này, mới chỉ có đH Quốc gia TPHCM đưa ra phương án dự kiến đổi mới tuyển sinh đH. Theo phương án này, sẽ có một đơn vị chuyên trách đứng ra tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, bao gồm việc ra đề và tổ chức thi. Cơ cấu môn thi gồm 5 môn: toán, tiếng Việt, khoa học tự nhiên (gồm kiến thức các môn lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (văn, sử, địa), tiếng Anh và năng khiếu (dành cho các trường nghệ thuật, thể thao).
Trong đó, 2 môn toán và tiếng Việt thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận (phần tự luận chiếm 30% tổng số điểm), các môn còn lại thi trắc nghiệm. đề thi được xây dựng theo hướng tiêu chuẩn hóa nhằm đánh giá năng lực của sinh viên cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc học đH.
Bên cạnh đó, công tác xét tuyển dự kiến cũng thay đổi, kết quả kỳ thi có thể được sử dụng là tiêu chí xét tuyển hoặc kèm thêm các điều kiện khác tùy vào điều kiện của từng trường như xét học bạ phổ thông, kết quả thi tốt nghiệp THPT…
Không tăng quy mô đào tạo
Thứ trưởng Bộ GD-đT Bùi Văn Ga cho biết mùa tuyển sinh năm 2013 vẫn giữ ổn định phương án "3 chung" song sẽ có một số thay đổi về kỹ thuật. Theo đó, ngoài việc các trường trọng điểm được thí điểm tự chủ trong tuyển sinh, Bộ GD-đT sẽ mở rộng ưu tiên xét tuyển đối với những huyện nghèo và 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc khu vực đBSCL vốn không có trong danh sách các huyện nghèo của Chính phủ.
Việc mở rộng xuất phát từ quan điểm tạo điều kiện để thí sinh những vùng này có thể vào học đH. Ngoài ra, bộ cũng mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ để xem xét đưa vào quy chế tuyển sinh.
Về quy mô tuyển sinh, theo ông Bùi Văn Ga, bộ sẽ không tăng quy mô để bảo đảm chất lượng đào tạo. Các trường sẽ xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 của mình dựa trên các điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… Những trường nào xác định chỉ tiêu không đúng với năng lực sẽ bị trừ chỉ tiêu cho năm kế tiếp. Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong năm tới, Bộ GD-đT không khuyến khích các trường mở thêm ngành và tăng chỉ tiêu ở khối ngành kinh tế.
Hiện quy mô đào tạo khối kinh tế đã lên tới 38% tổng quy mô đào tạo, trong khi quy hoạch mà Chính phủ đã đưa ra cho khối này chỉ là 20%. |
YẾN ANH