Các nhà hoạch định chính sách luôn có đủ lý do để minh chứng cho việc thu phí bảo trì đường bộ là hợp lý, nhưng với đại đa số người dân còn khó khăn, việc này sẽ trở thành gánh nặng trong cuộc mưu sinh của họ.
"Cõng" quá nhiều loại phí
Một bạn đọc lấy tên Phó Thưọng Dân, cho rằng: "Phải nói rằng mạnh ai người nấy làm và điều cuối cùng là người dân phải chịu thiệt thòi nhất. Mới đây Nghị định 71 đã không thể đi vào lòng dân, mặc dù việc làm này của các cấp chính quyền là không sai, nhưng bất ổn ở chỗ là mặt bằng cuộc sống của người dân so với các quan chức giàu có quá chênh lệch. Hằng ngày người dân phải vừa bươn chải lo cơm áo gạo tiền vừa phải đối mặt với bao nghị định, chính sách bất cập. Cuộc sống người dân còn nhiều cơ cực, mong các nhà làm luật, các vị lãnh đạo đã được dân tin tưởng nên làm những việc gì hợp lòng dân, hợp với túi tiền của người dân".
Bạn đọc Minh Trí dẫn chứng, thu phí thế nào để được sự đồng thuận của người dân. đối với các nước trên thế giới khi đầu tư cho giao thông thì nhà nước phải đầu tư xong hoàn chỉnh, sau đó cần thiết phải đặt các trạm thu phí để bảo trì đường đó là điều tất nhiên, không ai ý kiến phản đối. Nhưng đối với nước ta thì người dân phải đóng phí bảo trì để có nguồn đầu tư làm mới các tuyến đường chính, vì vậy đa số người dân và doanh nghiệp không đồng tình.
Một bạn đọc khác chỉ ra những bất cập trong ngành giao thông hiện nay: "Một đất nước muốn phát triển thì Nhà nước cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công là điều tất nhiên, tuy nhiên những năm qua ở nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài, chất lượng quá kém, như tuyến đường quốc lộ mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp chứ không phải thiếu tiền bảo trì đường".
Thu thêm phí bảo trì đường bộ, người dân thêm gánh nặng. Ảnh: TẤN THẠNH
Nhận xét về cách thu phí trên, bạn đọc Nguyễn Lâm, chỉ rõ: " Việc thu phí bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện như hiện nay không hợp lý không nên áp dụng, tiếp tục thu phí qua các trạm để có nguồn duy tu bảo dưỡng đường bộ, đề nghị thu phí qua xăng dầu là hợp lý nhất dễ quản lý nguồn thu, phương tiện chạy nhiều thì đương nhiên đóng phí nhiều không ai thắc mắc".
Vấn đề bạn đọc bức xúc không kém chính là việc đã đóng nhiều loại thuế và phí đối với giao thông nhưng hiện nay đường sá xuống cấp nghiêm trọng, hằng ngày phải sống chung với kẹt xe nhưng bao nhiêu năm qua tình hình vẫn không được cải thiện, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn.
Bất hợp lý
Bạn đọc Lê Nguyên cho rằng nếu thu phí bảo trì qua đầu phương tiện là phi lý, bạn đọc này nói thẳng: "đã chịu phí khi mua xăng dầu rồi, nay lại chịu thêm phí bảo trì đường bộ, mà phí thu qua xăng dầu cũng là phí bảo trì đường bộ. Sao lại có chuyện như vậy khi cùng một thứ phí lại thu hai lần ở hai khâu khác nhau. Chính sách gì kỳ lạ thế ?".
Bạn đọc L. H chỉ rõ sự bất hợp lý của quy định này: "Tên gọi phí bảo trì đường bộ là không chính xác và không công bằng khi mọi người dân phải đóng phí cho cả năm bất kể xe chạy nhiều hay ít, tức không lệ thuộc vào việc họ sử dụng mặt đường nhiều hay ít. để tạo sự công bằng và danh chính ngôn thuận theo đúng như tên gọi thì phí này nên được gộp chung vào giá xăng dầu. Ai chạy nhiều, sử dụng mặt đường nhiều thì phải đóng phí tương ứng lượng xăng dầu mà họ tiêu thụ".
"Oải" với các loại phí, bạn đọc đức Bùi, ca thán: "Quả thật với đồng lương công nhân như tôi thì chắc phải về quê làm ruộng quá. Ngày xưa cứ nuôi ước vọng vào thành phố để cải thiện cái nghèo. Vậy mà bao thứ phí cứ rỉa rói hết đồng lương ít ọi của chúng tôi thì lấy gì nuôi vợ con, bố mẹ". Cùng tâm trạng, bạn đọc Thanh Minh, cho biết: "Suốt ngày phải nghe bộ này muốn tăng phí, bộ nọ muốn tăng giá, bộ kia muốn tăng phạt... Lấy tiền từ túi người dân sao dễ dàng thế. Nản quá".
Bạn đọc Bích Ngọc dẫn chứng cho sự bất hợp lý này bằng một câu chuyện: "Bộ Tài chính ra quy định mới này còn chậm đấy chứ. ọž làng tôi lập một cái "ba-ri-e" bằng tre ngay đầu làng để tận thu phí giao thông từ lâu rồi. Cứ mỗi ô tô về làng (kể cả của con em trong làng về thăm quê hương) phải nộp từ 5.000 đồng - 10000 đồng/lượt, nếu không chỉ có nước lùi xe quay ra chứ không thể vào được. Các tài xế cứ răm rắp thực hiện mà tức anh ách. Sau một thời gian đường làng đầy ổ voi, ổ ngựa, nhiều trẻ em đạp xe đi học ngã cả vào đó. Bà con chất vấn tiền thu phí giao thông đâu sao không tu sửa đường? Thế rồi cái Ba-ri-e tự nhiên biến mất...".
Bạn đọc Tư Ca bày tọ sự thất vọng: "Thế là lưng của người lao động còng thêm một chút, bát canh cho ông bà, ly sữa cho thằng con vơi đi một ít. Lưng người dân còng xuống, bát canh, ly sữa của người dân vơi đi là vì ai ?".
Nói về việc phải lập thêm bộ máy thu phí đông đảo xuống tận từng thôn, từng tổ dân phố, nhiều bạn đọc chao rằng đây là điều quá bất cập. Bộ máy này phình lớn thì chi phí hoạt động cho nó càng lớn, số tiền thu phí sẽ phải nuôi cả bộ máy này và việc thất thoát, tiêu cực là không tránh khỏi. Từ đó, đồng tiền đóng phí của người dân không chắc đã được sử dụng đúng mục đích.
Tại sao người dân không đồng thuận? "Cứ thu theo kiểu này, thì số tiền còn lại đưa vào sử dụng cho việc bảo trì chắc chỉ còn 50-60 %; chưa kể dễ sinh ra nhũng nhiễu để mà kiểm tra ai đóng chưa và đã đóng đủ chưa. Về nguyên tắc tài chính, hiện nay chúng ta đã thu rất và rất nhiều loại thuế, nhiều loại phí vào xăng dầu, vào phương tiện vận tải. Các khoản thu này, về nguyên tắc, phải bảo đảm cho việc duy tu, bảo trì đường bộ. Viêc đẻ ra thêm khoản thu phí này là vi phạm nguyên tắc tài chính; là phí chồng lên thuế, là phí chồng lên phí và là lạm thu vào dân. đừng cho mức thu là thấp, mà phải thấy trăm dâu đổ đầu tằm; không khéo sẽ là sưu cao thuế nặng!" - Bạn đọcNăm Khang "Tại sao nhiều chủ trương đưa ra lại bị người dân phản đối quyết liệt thế? Nào là CMND có tên cha mẹ, phạt đi xe không chính chủ, thu phí xe máy qua xăng dầu, xây dựng bảo tàng nghìn tỉ, thu phí bảo trì cầu đường... Tại sao ?" - Bạn đọc Tôn Thất Học "Thu phí mà đầu tư cho đường thông thoáng, giảm được nạn kẹt xe, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông... thì tôi đóng 1 triệu hoặc 2 triệu đồng/xe máy tôi cũng đóng. Không tiền đóng thì tôi chạy nợ, vay mượn đóng tôi cũng vui" - Bạn đọc Nguyễn Văn đông |