ủy ban nhân dân tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XIII

Thứ hai - 23/07/2012 20:42 1.812 0
ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông nhận được Công văn số 17/đ đBQH-VP ngày 08/5/2012 của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Báo cáo số 22/BC-MT ngày 02/5/2012 của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh về việc đề nghị trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XIII;

      ủy ban nhân dân tỉnh xin trả lời như sau:
 
      I. đối với lĩnh vực y tế:
 
      1. Cử tri Nguyễn Xuân Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm y tế thị xã Gia Nghĩa kiến nghị: Phụ cấp cho cộng tác viên y tế năm 2012 đang công tác tại các phưọng hiện nay chưa có hướng dẫn do đó chưa có cơ sở để hỗ trợ, đề nghị tỉnh sớm ban hành văn bản hướng dẫn để chi trả phụ cấp cho những đối tượng này kịp thời.
 
      Trả lời:
 
      Chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, buôn, bon được thực hiện theo đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Đăk Nông đến năm 2010. Từ năm 2011 đến nay chế độ này thực hiện theo Quyết định số 75/2009/Qđ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó nhân viên y tế thuộc các tổ dân phố thuộc các phưọng, thị trấn không được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ y tế nhân viên y tế tổ dân phố phải có để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khọe ban đầu cho nhân dân. Do đó, để giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng này, ngành y tế đã giao cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã trực tiếp ký kết hợp đồng với từng đối tượng và sử dụng dự toán chi sự nghiệp y tế được giao để chi trả theo mức chi hàng tháng bằng 0,2 so với mức lương tối thiểu chung.
 
      Hiện nay Bảo hiểm y tế tự nguyện chưa được triển khai phổ biến rộng rãi do người dân thiếu thông tin và các thủ tục đăng ký còn quá phức tạp, vì vậy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tăng cưọng công tác tuyên truyền và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân biết tham gia.
 
      Trả lời:
 
      Hàng năm, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền BHXH và BHYT triển khai tới các huyện, thị xã nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh, các tọ rơi, áp phích tuyên truyền về BHXH tự nguyện được dán ở trụ sở UBND các xã, phưọng, thị trấn, trạm y tế, bệnh viện để người dân tìm hiểu thông tin, từ năm 2010, BHXH tỉnh đã ký chương trình phối hợp với Hội Nông dân, Hội LHPN tỉnh về tuyên truyền mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện cho các hội viên; tổ chức nhiều 10đợt tập huấn, tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT tự nguyện đến hàng trăm cán bộ làm công tác ở xã, phưọng, thị trấn và các đại lý thu BHXH ở các huyện, thị xã. đến nay toàn tỉnh đã có 296 đại lý thu BHYT, 56 xã, phưọng, thị trấn có đại lý thu BHYT.
Về thủ tục tham gia BHYT tự nguyện: người tham gia BHYT tự nguyện qua đại lý thu và trực tiếp tại cơ quan BHXH đều được giải quyết đúng quy định về thủ tục và thời gian quy định của ngành về tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
Tuy nhiên công tác tuyên truyền về Luật BHYT trong thời gian qua còn nhiều hạn chế như: công tác tuyên truyền chưa đa dạng, liên tục thưọng xuyên, còn theo đợt, việc công khai: tên tuổi, địa chỉ của các đại lý thu BHYT để người dân biết đăng ký tham gia làm chưa tốt, trong thời gian tới, để người dân nắm bắt đầy đủ các chính sách của đảng, Nhà nước về BHYT, BHXH tỉnh sẽ chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã phối hợp với các Hội, đoàn thể tăng cưọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn Luật BHYT tới tận người dân bằng mọi hình thức, trong đó chú trọng đến công việc mở trang điện tử để người dân truy cập tìm hiểu thông tin và chính sách về BHXH, BHYT; phối hợp với đài truyền hình mở rộng chuyên mục truyền hình, phát thanh về BHXH, BHYT.
 
      2. Cử tri Trung tâm y tế huyện Tuy đức, K’rông Nô, thị xã Gia Nghĩa đề nghị UBND tỉnh bố trí vốn để xây dựng trạm y tế xã Nam Xuân - K’rông Nô, phưọng Nghĩa đức, phưọng Nghĩa Thành - thị xã Gia Nghĩa, đồng thời nâng cấp các trạm y tế xã đức Xuyên - huyện K’rông Nô, Quảng Tâm huyện Tuy đức để đáp ứng nhu cầu khám bệnh cho người dân. đối với các xã vùng sâu, vùng xa cần xây dựng nhà công vụ như ngành giáo dục để những cán bộ được điều động về các xã có chỗ ở ổn định, an tâm công tác.
 
      Trả lời:
 
      Hiện nay ngành y tế mới triển khai xây dựng mới được 34/71 Trạm y tế xã, còn 37 Trạm Y tế chưa được đầu tư xây dựng mới. Tuy nhiên do ngân sách đầu tư của tỉnh còn nhiều khó khăn nên hiện tại trong 37 Trạm Y tế chưa được đầu tư xây dựng mới, có nhiều Trạm Y tế đã hư họng, xuống cấp và phải làm việc tạm bợ hoặc thuê mướn nhà dân, rất khó khăn cho việc cấp cứu, khám, chữa bệnh cho nhân dân. Do đó, kiến nghị của các cử tri nói trên là đúng với thực tế. Trong thời gian tới, ngành y tế đang xúc tiến việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo sữa chữa và mua sắm trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia của Bộ Y tế từ dự án hỗ trợ y tế Tây Nguyên giai đoạn hạn 2. (2013-2017) do Bộ Y tế đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.
 
      3. Cử tri đặng Văn Ngọc - Trạm Y tế phưọng Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa có ý kiến: để nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở đề nghị ngành y tế nên bố trí con người đúng chuyên môn nghiệp vụ về tuyến cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân, tránh tình trạng người bố trí đủ nhưng thiếu về chủng loại chuyên môn. đồng thời xem xét lại việc xét tuyển đối với viên chức ngành y tế hiện nay, để tránh tình trạng tiêu cực đề nghị UBND tỉnh nên tổ chức thi tuyển công chức hành chính cho công bằng.
 
      Trả lời:
 
      Trong thời gian qua ngành y tế đã bố trí đủ số lượng và chủng loại biên chế theo quy định cho hầu hết các đơn vị, trong điều kiện chung của toàn ngành hiện nay chủng loại bác sỹ, dược sỹ đại học rất thiếu ở tất cả 3 tuyến đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Do đó, để đảm bảo được yêu cầu và nhiệm vụ chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã ký kết hợp đồng với người lao động có trình độ trung cấp vào làm việc (theo đúng cơ cấu, chủng loại và biên chế Sở Y tế giao). Năm 2011, Sở y tế tiến hành rà soát và tổ chức xét tuyển biên chế đối với các đối tượng này, đảm bảo cơ cấu, chủng loại biên chế và xét tuyển theo đúng Luật viên chức hiện hành (trong đó có Trạm Y tế phưọng Nghĩa Tân thuộc Trung tâm Y tế thị xã Gia Nghĩa hiện có 06 biên chế gồm 01 Bác sỹ; 01 Y sỹ YHCT; 02 Điều dưỡng; 01 Nữ hộ sinh TH; 01 Dược sỹ TH).
 
      4. Cử tri Nguyễn Văn Cư - Phó Giám đốc Bênh viện đa khoa tỉnh phản ánh: Bệnh viện đa khoa tỉnh hiện nay cơ sở vật chất rất cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên hiện nay người dân chưa tin tưởng vào hệ thống điều trị của bệnh viện tỉnh, do cán bộ đa số là trẻ thiếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các phương tiện có kỹ thuật cao. để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, đề nghị tỉnh có chính sách thu hút những cán bộ có kinh nghiệm về công tác tại tỉnh, đồng thời trang bị những thiết bị có kỹ thuật cao để việc khám chữa bệnh cho người dân được tốt hơn.
 
      Trả lời:
 
      để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách để thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh (trong đó có Bác sỹ). Tuy nhiên do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh ta còn rất khó khăn nên số lượng người có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học ngành y dược về công tác trong ngành y là rất ít, số lượng đến ít hơn số lượng chuyển công tác và bọ việc. đề khắc phục tình trạng thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao ở các tuyến, đặc biệt là tuyến tỉnh, ngành y tế đã lập kế hoạch và cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực y tế; trong đó Bệnh viện đa khoa tỉnh luôn ưu tiên, từ 2004 đến nay Bệnh viện đa khoa tỉnh đã cử hơn 35 lượt đào tạo đại học và sau đại học, hơn 50 lượt đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Về trang thiết bị Bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư trang thiết bị từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc (do Bệnh viện đa khoa tỉnh làm chủ đầu tư và mua sắm). Tuy nhiên, trang thiết bị đầu tư thiếu đồng bộ và do yêu cầu phát triển của một số chuyên khoa nên chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới. Ngành y tế sẽ rà soát để điều phối và kiến nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung thêm trang thiết bị để Bệnh viện đa khoa tỉnh triển khai các nhiệm vụ kỹ thuật mới nhằm đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc và điều trị cho nhân dân tỉnh nhà.
 
      5. Cử tri Nguyễn Thị Lục, Trạm Y tế thị trấn Đăk Mil, huyện Đăk Mil kiến nghị: Chế độ phụ cấp cho cộng tác viên y tế năm 2011 là 249.000đ/tháng; năm 2012 giảm xuống còn 150.000đ/tháng, để có người tham gia công tác này, đề nghị các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh lại mức phụ cấp cho các đối tượng này.
 
      Trả lời:
 
      đây là đối tượng nhân viên y tế thuộc địa bàn thị trấn nên theo Quyết định số 75/2009/Qđ-TTg thì không được hưởng phụ cấp. Bằng phương thức hợp đồng năm 2011 Trung tâm y tế các huyện/thị xã đã chi trả bằng 0,2 mức lương tối thiểu cụ thể:
- Từ tháng 01 đến tháng 4/2012 mức chi trả: 730.000đ/người x 0,2 = 146.000đ.
- Từ tháng 5 đến tháng 12/2012 mức chi trả: 830.000đ/người x 0,2 = 166.000đ
Năm 2012, UBND tỉnh đang xem xét cho chủ trương về kinh phí chi trả chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế tại các tổ dân phố thuộc các phưọng, thị trấn trên địa bàn tỉnh, như vậy phản ánh của cử tri Nguyễn Thị Lục là chưa chính xác, ngành y tế đã chỉ đạo trung tâm y tế huyện Đăk Mil kiểm tra lại số liệu chi trả và giải thích trực tiếp cho cử tri.
 
      6. Cử tri Điểu Nam - Bệnh viện đa khoa huyện Tuy đức kiến nghị: Bệnh viện đa khoa huyện Tuy đức khởi công xây dựng từ năm 2009 theo dự kiến đến cuối năm 2011 sẽ hoàn thành nhưng đến nay do thực hiện Nghị quyết 11, công trình đang tạm ngừng thi công. để công tác khám chữa bệnh cho người dân được đảm bảo, kịp thời, phát huy hiệu quả công trình, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục bố trí vốn để hoàn thành việc xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Tuy đức.
 
      Trả lời:
 
      Ý kiến của Điểu Nam là đúng với thực trạng về quá trình đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Tuy đức. Việc chậm tiến độ theo dự kiến là do vốn Trái phiếu Chính phủ bố trí không kịp thời và không đảm bảo so với nhu cầu vốn của công trình, do đó buộc phải giãn tiến độ thi công công trình chọ vốn. Việc xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Tuy đức, UBND tỉnh đã ưu tiên bố trí kế hoạch vốn giai đoạn 2012 - 2015, tập trung hoàn thành các gói thầu chính để đưa Bệnh viện vào sử dụng đầu năm 2013.
 
      II. đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và một số nội dung khác
 
      1. Cử tri Nguyễn Thị Tĩnh, trường tiểu học xã Đăk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chuyên môn trả lời về một số trường hợp giáo viên đã có thời gian giảng dạy hơn 10 năm, được ký hợp đồng lần 1, lần 2 và đóng bảo hiểm liên tục từ đó cho đến nay có được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên hay không?
 
      Trả lời:
 
      Theo Nghị định số 54/2011/NđCP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDđT-BNV-BTC-BLđTBXH ngày 30/12/2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/Nđ-CP, được quy định cụ thế như sau:
thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập, không bao gồm thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng lao động lần đầu. Theo đó thời gian tính phụ cấp thâm niên sẽ được căn cứ vào Quyết định tuyển dụng của cấp có thẩm quyền.
đối với các trường hợp đã được ký hợp đồng giảng dạy trong biên chế nhưng có quyết định tuyển dụng muộn, thì thời gian tính phụ cấp thâm niên sẽ được căn cứ trên cơ sở thời gian làm việc thực tế của người lao động trừ thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng lao động lần đầu.
ủy ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa đã tiến hành rà soát và giải quyết dứt điểm việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên các trường học thuộc UBND thị xã Gia Nghĩa quản lý, nhằm đảm bảo quyền lợi cho giáo viên an tâm công tác phục vụ sự nghiệp phát triển ngành giáo dục của địa phương.
Hiện nay những trường hợp học trung cấp văn thư vào công tác tại các trường học chỉ được hưởng hệ số lương là 1,35 trong khi công tác tại các ngành khác thì được hưởng hệ số là 1,86 như vậy quá thiệt thòi cho những đối tượng này, đề nghị các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 116/2003/Nđ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức viên chức các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì: "Việc bổ nhiệm vào ngạch viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm theo nguyên tắc sau đây:
- Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch viên chức đó;
- Người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn quy định của ngạch"
Như vậy, người đủ điều kiện tuyển dụng làm công tác văn thư, sau khi hoàn thành chế độ thử việc theo quy định được bổ nhiệm vào ngạch văn thư, xếp mã ngạch 01.008; hệ số 1,35 là đúng với Nghị định số 204/2004/Nđ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên để động viên người lao động, một số cơ quan, đơn vị đã vận dụng Điều 4 của Nghị định 116 (xếp họ vào viên chức loại B); khi đó, vận dụng vào Bảng 3 của Nghị định 204 xếp lương khởi điểm hệ số là 1,86; ngoài ra, một số trường hợp còn học chuyên ngành Văn thư-Lưu trữ nên có thể làm căn cứ để xếp vào ngạch Lưu trữ, lương khởi điểm là 1,86. Yêu cầu UBND thị xã Gia Nghĩa xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
 
      2. Cử tri huyện Đăk Mil phản ánh: Chất lượng giáo dục giữa các vùng miền đang có sự chênh lệch, ở những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cơ sở vật chất thiếu thốn nên việc dạy Tiếng Việt cho các em chưa đảm bảo chất lượng do các em chỉ được học 01 buổi, đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho những khu vực này để việc giảng dạy cho các em được tốt hơn.
 
      Trả lời:
 
      Trong những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục luôn được ngành Giáo dục đào tạo quan tâm; đặc biệt là chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Rất nhiều chương trình, dự án (Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Chương trình đảm bảo chất lượng trường học SEQAP, Chương trình Oxfam) có các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục nhất là môn tiếng Việt. Riêng về đầu tư cơ sở vật chất, tỉnh Đăk Nông được Bộ Giáo dục và đào tạo quan tâm đã đầu tư dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Đăk Mil: 23 pòng học, 7 phòng giáo viên, 7 công trình vệ sinh, 4 giếng nước; Chương trình SEQAP theo kế hoạc sẽ đầu tư tại 4 điểm trường để đảm bảo dạy trên 5 buổi/tuần, cụ thể: xây dựng mới mỗi điểm trường 2 phòng học; xây bổ sung 7 công trình vệ sinh, 01 nhà đa năng và nhiều dự án, chương trình mục tiêu khác đầu tư cơ sở vật chất cho vùng khó khăn. Tuy nhiên để đáp ứng đầy đủ nh cầu cơ sở vật chất cho vùng khó khăn, cần phải có thời gian dài và phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
 
      3. Cử tri Đinh Văn Lĩnh - trường THCS Hoàng Văn Thụ, xã Đăk Gằn, huyện Đăk Mil kiến nghị: Đăk Gằn là xã nằm trong danh mục vùng khó khăn, theo quy định tại Nghị định só 116/2010/Nđ-CP ngày 24/12/2010, những giáo viên đang công tác tại các vùng này được hưởng chế độ như: Phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe. Tuy nhiên đến nay các đối tượng này vẫn chưa được thụ hưởng theo quy định, đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm sớm triển khai kịp thời.
 
      Trả lời:
 
      Việc chi trả phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một số trợ cấp và thanh toán tàu xe theo quy định tại Nghị định số 116/2010/Nđ-CP, ngày 24/12/2010 của Chính phủ thuộc thẩm quyền của UBND huyện Đăk Mil. UBND huyện Đăk Mil trả lời kiến nghị Cử tri Đinh Văn Lĩnh được biết.
 
      4. Cử tri huyện K’Rông Nô kiến nghị: xã Nam Xuân huyện K’Rông Nô là xã mới được chia tách, hiện nay các em học sinh có hộ khẩu thưọng trú trên địa bàn xã không được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 49/2010/Nđ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ do xã không nằm trong danh mục các xã được hỗ trợ, đề nghị UBND tỉnh quan tâm lập tọ trình bổ sung xã Nam Xuân vào danh mục các xã vùng cao trên địa bàn tỉnh để các em sớm được hưởng chính sách.
 
      Trả lời:
 
      Việc bổ sung xã Nam Xuân vào danh mục các xã vùng cao thuộc thẩm quyền của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; UBND tỉnh sẽ xem xét, hoàn thành các thủ tục trình Chính phủ phê duyệt bổ sung xã Nam Xuân vào danh mục các xã vùng cao để hưởng các chế độ chính sách theo quy định.
 
      5. Cử tri huyện Đăk Mil:
      - Hiện nay, một số giáo viên trên địa bàn huyện Đăk Mil có thời gian công tác từ năm 1993 theo dạng cử tuyển (hợp đồng 79) có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, y tế đầy đủ, đến năm 2010 các giáo viên này có quyết định vào biên chế nhưng không được tính thâm niên công tác. Theo quy định của Thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ thì những đối tượng nêu trên đều được tính thâm niên, đề nghị tỉnh xem xét cho các đối tượng này hưởng chế độ theo đúng quy định
 
      Trả lời:
 
      Về chế độ thâm niên nhà giáo: Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2011/Nđ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo và Thông tư liên tịch số 68/2011/Thông tư liên tịch-BGDđT-BNV-BTC-BLđTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54. Các văn bản trên đã quy định rất rõ về đối tượng, điều kiện, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên và nguồn kinh phí thực hiện chi trả. đến nay, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo; các huyện, thị xã đã và đang tiến hành các thủ tục chi trả.
ủy ban nhân dân huyện Đăk Mil xác định hợp lý mốc thời gian xét được hưởng thâm niên công tác đối với những trường hợp nêu trên.
 
      - đề nghị tỉnh quan tâm hơn nữa các chế độ chính sách cho các giáo viên đang công tác tại vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn, đồng thời, luân chuyển kịp thời các giáo viên hiện đang công tác tại các vùng này về các vùng khác và ngược lại.
 
      Trả lời:
 
      Chế độ chính sách cho nhà giáo công tác tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện theo Nghị định số 61/2006/Nđ-CP, ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. đến nay, các đơn vị đã thực hiện tốt việc chi trả các chế độ như sau: trợ cấp lần đầu, phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi,…
ủy ban nhân dân huyện Đăk Mil thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ giáo viên từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi và ngược lại theo đúng quy định hiện hành.
 
      - đề án phổ cập giáo dục giai đoạn 2010 - 2015 cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã triển khai được 02 năm nhưng các bậc mầm non trên địa bàn huyện chưa được quan tâm xây dựng về cơ sở vật chất. Hiện nay, một số lớp học đã quá cũ nát phải mượn tạm nhà dân tộc để học, quá thiệt thòi cho các cháu, đề nghị tỉnh quan tâm sớm kịp thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc học hành cho các cháu.
 
      Trả lời:
 
      Việc đầu tư xây dựng cơ sở vạt chất phục vụ đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 ban hành theo Quyết định số 239/Qđ-TTg, ngày 09/02/2010 của Chính phủ và Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non ngày 04/01/2011 của UND tỉnh Đăk Nông thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Yêu cầu UBND huyện Đăk Mil quan tâm sớm kịp thời đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng để đảm bảo việc học hành cho các trẻ.
 
      6. Cử tri Nguyễn Cảnh Phúc - trường THCS Nguyễn Du huyện Đăk Mil: trường THCS Nguyễn Du huyện Đăk Mil, được thành lập từ năm 1994, cơ sở vật chất ban đầu được cải tạo từ kho vật tư của nông trường để làm trường học, đến nay đã xuống cấp, đồng thời là trường thuộc xã biên giới nhưng chưa được đầu tư xây dựng, đề nghị tỉnh xem xét sớm đầu tư nâng cấp sửa chữa.
 
      Trả lời:
 
      Hiện nay trường THCS Nguyễn Du thuộc đian bàn xã Đăk Lao. Toàn trường có 8 lớp học tên hiện trạng 11 phòng học, Trong đó: 4 phòng xây dựng cải tạo, sửa chữa năm 1995 từ kho vật tư của Công ty cà phê đức Lập, 4 phòng học cấp 4 xây dựng năm 1995 và 3 phòng học cấp 4 xây dựng năm 2001. Các phòng học nêu trên tuy có xuống cấp so với thời gian sử dụng nhưng hàng năm có sự tu sửa thưọng xuyên như quét vôi, và chống dột nát. Hiện nay tất cả 11 phòng học này không có hiện tượng nứt nẻ, dột nát đảm bảo cho việc dạy và học của Nhà trường trong năm học 2011 - 2012 và những năm tiếp theo.
Do vậy ý kiến của cử tri phản ánh xuống cấp, đồng thời là trường thuộc địa bàn xã Biên giới nhưng chưa được đầu tư xây dựng là hoàn toàn không có cơ sở.
Tuy nhiên, trường đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 - 2015 vì vậy trong thời gian tới mong được đầu tư xây dựng mới khu lớp học 8 phòng tầng để thay thế 4 phòng được cải tạo từ kho vật từ năm 1995 là phù hợp. Vấn đề này trong kế hoạch của huyện sẽ cân đối ngân sách từ các nguồn vốn trng ương và địa phương để ưu tiên cho xây dựng trường THCS Nguyễn Du thuộc địa bàn Biên giới.
 
      7. Ý kiến của cử tri Hà Thị Thúy, xã Long Sơn, huyện Đăk Mil: hiện nay đoạn đường Tỉnh lộ 3, đoạn từ xã Long Sơn, huyện Đăk Mil đã xuống cấp nghiêm trọng đề nghị ngành giao thông quan tâm sửa chữa đoạn đường trên để người dân thuận tiện cho việc đi lại.
 
      Trả lời:
 
      Tỉnh lộ 3 đoạn qua địa phận xã Long Sơn, huyện Đăk Mil có chiều dài 36km, trong đó có 10 km đường nhựa; 23km đang được đầu tư bằng nguồn vốn JiCa, do Sở Giao thông vận tại làm chủ đầu tư, hiện nay đã thi công hệ thống thoát nước, móng, thi công mặt đường đá dăm láng nhựa được 10/23km và sẽ hoàn thành trong năm 2012; trên tuyến Tỉnh lộ 3, hiện nay còn 03 km đường đất thuộc địa phận xã Long Sơn chưa bố trí được vốn nên chưa có kế hoạch xây dựng, UBND tỉnh sẽ xem xét bố trí vốn để triển khai thi công phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân.
 
Lam Giang (theo BC số 230/BC-UBND của UBND tỉnh)

Nguồn tin: daknong.gov.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,867
  • Tổng lượt truy cập41,128,670
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây