đắk Nông trên đường phát triển: thời cơ và thách thức

Thứ hai - 23/07/2012 20:19 2.448 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Tỉnh đắk Nông được thành lập đầu năm 2004 gồm các huyện nghèo khó phía Nam của tỉnh đắk Lắk cũ, với điểm xuất phát về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thấp kém, đọi sống vật chất, tinh thần của đại đa số nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tọ· lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân đầu người thấp.

 
      Các lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, y tế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Tình hình an ninh, chính trị tiềm ẩn nhiều bất ổn, phức tạp. đặc biệt những năm trở lại đây bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính, kinh tế trong nước phát triển chậm, giá cả leo thang, lạm phát ở mức cao đã tác động tiêu cực đến thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đắk Nông.
 
      Mặc dù vậy, nhìn lại sau hơn 8 năm thành lập, đến nay chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cơ bản trên tất cả các mặt của đọi sống xã hội; trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo và giữ vững.
 
1daknong 22072012.jpg
 
      Những thành tựu cơ bản
 
      Theo tinh thần lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm, những năm qua, bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương, chúng ta từng bước tạo ra những cơ chế, chính sách nhằm động viên các tầng lớp nhân dân khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, đã tạo ra bước đột phá quan trọng.
 
      Tốc độ tăng trưởng GDP cao, bình quân giai đoạn 2006 - 2011 đạt trên 15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tọ· trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 17,87% năm 2006 lên 26,66% năm 2011; nông nghiệp - lâm nghiệp giảm từ 59,58% xuống còn 50,45%; dịch vụ tăng lên 23,13%.
 
      Quy mô nền kinh tế tăng hơn 2 lần, chất lượng nền kinh tế tiếp tục được nâng lên, các lĩnh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển đa dạng; tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 đạt trên 1000 tỉ đồng, tăng hơn 10 lần so với năm 2004.
 
      đọi sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt và nâng lên đáng kể. Kinh tế - kỹ thuật vùng nông thôn, đô thị phát triển, có nhiều thay đổi, từng bước hình thành các khu đô thị lớn, trung tâm, làm hạt nhân kết nối với vùng, địa phương trong tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt gần 19 triệu đồng.
 
      Trong điều kiện khó khăn, giảm nguồn chi, nhưng các lĩnh vực văn hóa và xã hội được quan tâm đúng mức, thực hiện hiệu quả các chính sách theo quy định. Tọ· lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân mỗi năm là 4%; hộ nghèo theo chuẩn mới chiếm tọ· lệ 26,25%.
 
      Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khọe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới được quan tâm hơn, nhiều mặt đạt kết quả tích cực. Một số bệnh dịch mới, nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi.
 
      Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có bước phát triển. Công tác xây dựng hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được đảm bảo và tăng cưọng; xã hội đồng thuận; thực hiện tốt hơn dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội và chính sách dân tộc của đảng và Nhà nước.
 
      thời cơ và thách thức
 
      Trước yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước, đặc biệt đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo Nghị quyết đại hội XI của đảng, thì đắk Nông còn nhiều thách thức phía trước. Tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lưọng.
 
      đối với tỉnh còn có khó khăn riêng là tỉnh miền núi, biên giới, có nhiều dân tộc; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng đô thị còn thấp kém; quy mô nền kinh tế còn nhọ, chất lượng thấp; đọi sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nguồn nội lực yếu, nhưng cũng là một tỉnh còn nhiều tiềm năng để phát triển.
 
      Nguồn nhân lực và nhiều vấn đề an sinh xã hội còn bất cập. Chất lượng giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế; tọ· lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa đồng đều giữa các vùng và không bền vững; chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học chưa cao; an ninh chính trị, trật tự xã hội tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp; các thế lực thù địch đã lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo và quá trình triển khai các dự án lớn như khai thác bô xít,…tiến hành các hoạt động chống phá, nhằm gây mất ổn định và cản trở đến sự phát triển của tỉnh.
 
      Bên cạnh những thách thức cả nội tại và bên ngoài thì đắk Nông có rất nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển đi lên. đầu tiên phải kể đến đó là tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý, giao thông…
 
      Một tiềm năng, thế mạnh rất lớn khác của tỉnh là tài nguyên khoáng sản. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được khoảng 20 loại khoáng sản, với trên 178 mọ và điểm quặng, trong đó bô xít có tiềm năng lớn nhất với tổng trữ lượng khoảng 5,4 tọ· tấn nguyên khai.
 
      đặc biệt, một tiềm năng lớn và hết sức đặc sắc, đó là nền văn hóa truyền thống lâu đọi, đậm đà, phong phú, đa dạng của các dân tộc là nhân tố quan trọng trong bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của dân tộc, kết hợp với phát triển du lịch văn hóa - sinh thái…
 
2 daknong 20072012.jpg
 
      Nhiệm vụ và giải pháp
 
      Với những thành tựu đạt được, cùng những thách thức và thời cơ, đảng bộ tỉnh đắk Nông đã xác định những mục tiêu cơ bản, cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, giai đoạn; những nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá, tập trung để đưa đắk Nông phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2015 thoát ra khơi tỉnh nghèo và năm 2020 đưa kinh tế đắk Nông đạt mức bình quân chung của cả nước; tạo tiền đề cơ bản để phát triển toàn diện và bền vững theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
 
      Mục tiêu, nhiệm vụ tập trung trong năm 2012 và những năm tiếp theo là tiếp tục tổ chức thực hiện tốt "3 đột phá và 2 tập trung" của Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ X và 4 nghị quyết chuyên đề đã thông qua trong năm 2011.
 
      Về 3 đột phá:
 
      - Trước hết là đột phá về kinh tế trong công nghiệp khai khoáng và năng lượng. Trước mắt tiến hành rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 làm cơ sở cho việc quản lý; triển khai thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư công nghiệp nhằm thu hút mạnh nguồn vốn của các thành phần kinh tế vào một số lĩnh vực có lợi thế của tỉnh. Tập trung cho nhiệm vụ phát triển công nghiệp khai khoáng, năng lượng và vật liệu xây dựng (bô xít, thủy điện…), coi đây là trọng điểm về kinh tế cần được quan tâm lãnh đạo trong nhiều năm tới.
 
      -Thứ hai, đột phá trong công nghiệp chế biến và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, có khả năng cạnh tranh cao; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
 
      - Thứ ba, đột phá trong dịch vụ và du lịch. Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các loại hình dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, công nghệ - thông tin, viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Trước mắt có cơ chế chính sách để xây dựng Gia Nghĩa trở thành đô thị hạt nhân, trung tâm tài chính - ngân hàng của tỉnh, chi phối, điều tiết rộng khắp các hoạt động tài chính của các trung tâm cấp tiểu vùng, cấp huyện…
 
      Về 2 tập trung:
 
      - Thứ nhất là tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực. Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020 của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lao động qua đào tạo đạt 30% vào năm 2015. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh; đồng thời đào tạo nguồn cán bộ trẻ từ 300 - 500 người sau đại học. Tập trung các nguồn lực để xây dựng trường cao đẳng cộng đồng, trường trung cấp nghề, trường chuyên của tỉnh…
 
      - Thứ hai, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và đô thị hạt nhân, thu hút đầu tư nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giao thông, thủy lợi, hạ tầng văn hóa giáo dục, y tế; quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị hạt nhân, quy hoạch mở rộng đô thị trung tâm Gia Nghĩa.
 
      để thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra cần bám sát vào một số giải pháp chủ yếu: cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ.
 
      Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển kinh tế và ứng dụng khoa học - công nghệ. Tập trung vốn và cơ chế, chính sách để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư hạ tầng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hạ tầng các đô thị lớn như Gia Nghĩa, đắk Mil, đắk R’lấp…
 
      Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; giữ vững ổn định chính trị để đưa đắk Nông phát triển nhanh, bền vững, hòa nhập chung với các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước.
 
      đắk Nông đoàn kết, vượt khó, luôn hướng về phía trước!

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,484
  • Tổng lượt truy cập41,251,085
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây