Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc, cán bộ phụ trách chăn nuôi của Trung Tâm Khuyến nông Quốc Gia thì qua việc các cơ quan chuyên môn phát hiện được các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi tại một số địa phương thì ngành chức năng từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố đã vào cuộc để thực hiện việc kiểm tra, theo dõi nên về cơ bản đã kiểm soát được tình hình. Do đó, người chăn nuôi chân chính cũng như người dân không nên hoang mang, lo lắng thái quá về việc này. Bà con hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, đầy đủ và khoa học. Cụ thể như căn cứ vào ngoại hình khi heo còn sống nếu có sử dụng chất cấm thì da sẽ có độ căng khác thưọng, trương mọng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Da heo còn xuất hiện các đốm đọ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bị bại liệt do xương mục. đối với sản phẩm, khi sử dụng các chất cấm thì thịt heo thưọng có nạc nhiều, nạc vun cao, có ít mỡ, lớp mỡ chỉ mọng khoảng 0,4 cm (heo bình thưọng có lớp mỡ từ 1- 1,5 cm). Thịt heo khi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không có màu hồng tự nhiên và thớ thịt không mịn màng mà có màu đọ như thịt bò. Loại thịt heo ăn có sử dụng chất tăng trọng, tạo nạc tích nước nhiều, có độ ẩm cao, khi đun nấu thì có nhiều nước…
|
Chọn mua thịt heo ở chợ Gia Nghĩa |
Cũng theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc thì chất cấm trong chăn nuôi có hai họ chính là Bêta 1 và Bêta 2, hay còn gọi là chất tăng trọng, chất tạo nạc, tăng trưởng hóc môn. đây là hóa chất được xếp vào loại chất độc, cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Trong đó có thể kể đến một số chất chính như Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là 3 chất gây độc cao nhất. Tại Việt Nam thì theo Quyết định số 54/2002/Qđ- BNN, ngày 22/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh hóa chất trong sản xuất và kinh doanh chăn nuôi và một số văn bản khác cũng đã nêu rõ về 18 hóa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y. Việc ăn phải thịt heo chứa các chất này về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, gây tổn hại cho hệ thần kinh, gây chết người.
Tại đắk Nông, theo ông Ngô Quốc Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh (Sở Nông nghiệp-PTNT) thì đơn vị đang làm tọ trình để xin kinh phí về việc lấy mẫu thịt heo tại các địa phương trong tỉnh để gửi đi xét nghiệm tại cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, qua các biện pháp nghiệp vụ hàng ngày như kiểm soát giết mổ, kiểm soát mua bán động vật, kiểm tra, thanh tra tại các cửa hàng, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì đơn vị chưa phát hiện thấy có chất cấm trong heo còn sống cũng như các sản phẩm bán thịt. Do đó, người tiêu dùng không nên có thái độc cực đoan, tẩy chay loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này làm cho giá cả các mặt hàng khác có cơ hội tăng lên, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường. Ngành Thú y tỉnh cũng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng về các biện pháp phát triển sản xuất an toàn, bền vững như sử dụng các chế phẩm sinh học, các a xít hữu cơ, enzim và các kháng sinh thảo dược…
Bài, ảnh: Hồng Thoan