Người nổ phát súng đầu tiên vào đồn Pháp
Chàng trai có cái tên ngắn gọn Hoàng Tiêu sinh năm 1923 tại Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, vì tham gia trong phong trào yêu nước ở Lạng Sơn mà bị giặc Pháp treo lệnh truy nã gắt gao. Không chịu nổi với cảnh "nước mất nhà tan", Hoàng Tiêu lên xe về Hà Nội lẩn tránh sự truy đuổi của nhà cầm quyền Pháp. Tại đây, ông có một chân trong tọ Thông tin văn hóa Chủ nhật nhưng được một thời gian, do thân phận có nguy cơ bị lộ, ông phải lên tàu vào Nam lánh nạn.
Chụp cùng với các đồng nghiệp tại Phú Thọ năm 1958
Bước xuống ga Bến Thành trong không khí tấp nập, ồn ào, trong túi ông chỉ còn đúng 5 xu. Ông không biết sẽ đi đâu về đâu với cái bụng đói cồn cào. Ông đánh liều vào một quán ăn một phần cơm hết 3 xu, vậy là gia tài nơi "đất khách quê người" chỉ vọn vẹn có 2 xu.
May thay trong người vẫn giữ được cái thẻ nhà báo, ông tận dụng nó để vào bưu điện Sài Gòn xin một chỗ ngồi viết thư thuê. Công việc viết thư thuê cũng chỉ gom được những đồng bạc lẻ cho ông có bữa cơm qua ngày, vượt qua thời kì khó khăn ban đầu.
Rồi vận may cũng đến với Hoàng Tiêu khi một thương nhân giàu có ở Sài Gòn nhận ông về làm kế toán, giúp việc bán buôn. Ông chủ có cảm tình vọi chàng trai miền Bắc hiền lành, chịu thương chịu khó nên chỉ cho mánh làm ăn lớn. Lúc bấy giọ, Pháp - Nhật đang gây chiến với nhau, ông chủ nhận định chẳng mấy chốc mà giao thương đình trệ, hàng hóa sẽ đắt đọ.
Ông chủ hướng cho Hoàng Tiêu đi mua hoạt thạch (nhiên liệu làm phấn rôm) về dự trữ, nếu thiếu tiền, ông ta cho vay. Hoàng Tiêu nghe theo, lặn lội đi khắp các tỉnh lân cận thành phố thu mua hoạt thạch và chỉ một thời gian ngắn, chiến tranh Nhật - Pháp nổ ra, giá hoạt thạch tăng vùn vụt gấp mấy chục lần giá mua ban đầu. Từ một người làm thuê, Hoàng Tiêu nhanh chóng trở thành ông chủ với hai cửa hiệu phấn rôm tầm cỡ nhất nhì Sài Gòn. đã có thời, người ta tôn ông là nhà đại tư sản.
Khi đang ở vị thế một ông chủ, Hoàng Tiêu bọ lại tất cả đi theo tiếng gọi của Cách mạng. Ông bảo, là một người dân Việt Nam, ông không thể thọ ơ trước cảnh điêu tàn của một nước bị kẻ thù xâm lược, chúng cướp bóc, giày xéo đồng bào gây bao cảnh chia li, loạn lạc.
thời điểm đầu năm 1945, ở Gò Vấp có một hội quán mang tên Trí đức Văn đoàn do Hoàng Tiêu đứng đầu. Hội quán thu hút đông đảo văn sĩ, trí thức hội họp và trong những buổi giao lưu văn hóa ấy, nhiều nội dung về tinh thần yêu nước được bí mật tuyên truyền và cũng chính nơi đây là nơi móc nối các cơ sở cách mạng trong nội thành.
Chàng trai 23 tuổi Hoàng Tiêu đã lãnh đạo các anh em trong Hội cướp chính quyền ở Gò Vấp sau đó thành lập đội du kích Quang Trung tại Thủ Dầu Một với số lượng gần một trăm chiến sĩ. đội du kích này đã thực hiện đầy đủ xứ mệnh của Cách mạng giao phó, thành tích đầu tiên là giải thoát cho Tổng tư lệnh giải phóng quân Nam bộ, tướng Nguyễn Bình khọi tay bọn Pháp.
Hoàng Tiêu được tổ chức tín nhiệm cử về thành lập đội du kích Quang Trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa lúc này chỉ còn xơ xác các ngôi nhà, ruộng vưọn bị giặc phá hủy tan tành. Khung cảnh tang thương bao trùm lên những mái lều dựng tạm, cảnh nghèo nàn, rách rưới của người dân chạy giặc, tất cả như đổ dồn lên đôi vai của người lính Cách mạng.
đội du kích Quang Trung được thành lập dưới sự chỉ huy của chính trị viên Hoàng Tiêu đã mở màn bằng cuộc đánh trực tiếp vào đồn Xà Bang giết nhiều giặc và cướp vũ khí. Trận đánh ấy là ngòi nổ mở đầu cho cuộc nổi dậy của nhân dân tỉnh Bà Rịa chống lại thực dân Pháp xâm lược.
Sự kiện nổ phát súng đầu tiên đánh vào đồn Pháp tại Bà Rịa nay là Bà Rịa- Vũng Tàu đã đưa tên tuổi của Hoàng Tiêu trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh quật khởi của nhân dân Nam Bộ.
Sự đăm chiêu của một quan tòa để tuyên những bản án thích đáng nhất
Vị "quan tòa" không bằng cấp
đang làm anh lính cầm súng thì cấp trên gọi ông lên, phân công về làm bên bộ phận Quân pháp Nam bộ. Hoàng Tiêu bất ngọ vì mình chưa một ngày học luật, không có bất cứ một bằng cấp nào thì làm gì được đây. Nghe ông trình bày như vậy, vị Thủ trưởng cười bảo: "Thế anh có bao giọ học đánh giặc đâu mà vẫn cầm súng đánh được đó. Làm rồi sẽ biết, không việc gì là khó cả, đất nước đang khó khăn, thiếu thốn nguồn nhân lực, đây là mệnh lệnh".
Từ đây, cánh cửa cuộc đọi Hoàng Tiêu đã mở sang một trang mới, trách nhiệm như càng nặng nề hơn vì đây là niềm tin của đảng giao cho không làm được thì hổ thẹn với nhân dân, có lỗi với cấp trên. Hoàng Tiêu bắt đầu lao vào tìm kiếm những đầu sách liên quan đến ngành luật về đọc, nghiền ngẫm và tìm hiểu. Một thời gian sau, vốn hiểu biết về luật của Hoàng Tiêu thật sự làm mọi người ngạc nhiên bởi sự sâu sắc, những đề tài phân tích sắc sảo, thuyết phục của ông.
Không những am hiểu về luật mà ông có thể giải thích cho người dân một cách thấu tình đạt lý những thắc mắc về các chính sách, chế độ, khiếu nại, khiếu kiện. Ông cùng với một số đồng nghiệp khác biên soạn sách hướng dẫn, phổ biến luật rộng rãi tới quần chúng nhân dân.
Năm 1954, thực dân Pháp rút chạy, Hoàng Tiêu tập kết ra Bắc và tiếp tục phục vụ trong ngành tòa án. Trên cương vị thẩm phán công tố (tương đương với chức Viện trưởng Viện Kiểm sát ngày nay) hay phó chánh án, Hoàng Tiêu luôn làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình.
Ông trở thành "Bao Công" trong những vụ án lớn kể cả những bị cáo được nhắc trước là "đệ tử của ông lớn", nhưng ông vẫn tuyên đúng người đúng tội. Cũng vì sự thẳng thắn của ông mà nhà ông nhiều lần có "người lạ" đến "thăm".
Năm 1965, chiến trường miền Nam cần bổ sung thêm cán bộ nòng cốt, Hoàng Tiêu được lệnh đi B, khi ấy ông đã 42 tuổi, già nhất trong số đợt tuyển quân năm ấy. Mọi người ví ông giống như lão tướng Hoàng Trung bên Trung Quốc lại hay cười, hay nói tếu táo nên đặt luôn là Hoàng Trung Tiếu.
Từ ấy, cái tên Hoàng Trung Tiếu đi theo ông qua cái sống cái chết, hết chiến tranh trong nước rồi lại ngoài nước (chiến trường Campuchia). Năm 1968, khi đang hoạt động tình báo trong nội thành với vọ bọc là nhà báo thì Hoàng Trung Tiếu bị bắt do bị tên Việt gian chỉ điểm.
Ông bị đày ra nhà tù Côn đảo, bị nhốt trong chuồng cọp 6 năm ròng và chịu những đòn roi tra tấn dã man của chúa ngục. Trong tù, ông cùng với các anh em khác tổ chức nghe đài lén để lấy thông tin về tình hình chiến sự của ta truyền đạt tới các đồng chí trong nhà lao làm cho anh chị em phấn khởi, vui mừng.
Ra tù, Hoàng Trung Tiếu tiếp tục tham gia Cách mạng cho đến hết chiến tranh thì quay về với công việc chủ yếu là làm luật.
Từ một thủ lĩnh du kích thời chiến, hòa bình lập lại, ông cũng là người đi đầu trong việc thành lập Trung tâm tư vấn Pháp lý miễn phí cho người dân. Người ta vẫn thưọng thấy một ông lão tuổi lục tuần với mái tóc bóng loáng luôn được vuốt ngược ra sau ngồi cặm cụi, chăm chỉ trên bàn tư vấn luật.
Gần 50 năm trong nghề, người ta họi ông về những điều phi thưọng ông đã làm được thì ông chỉ cười, một nụ cười mãn nguyện!
Hoa Nguyên
Nguồn tin: nguoiduatin