Vỡ nợ càphê

Thứ năm - 19/01/2012 22:31 1.670 0
Những ngày cuối năm này, nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh càphê ở đắc Lắc liên tiếp tẩu tán tài sản, bọ trốn đi nơi khác để phủi tay hàng trăm tỉ đồng. Danh sách tháo chạy có cả thương hiệu mạnh, cúp vàng "Chất lượng Việt Nam", "Trái tim Việt Nam"...

 

Vỡ nợ dồn dập đã khiến hàng nghìn người dân điêu đứng, gây sức ép đòi chính quyền đứng ra giải quyết. Thực tiễn này không chỉ đòi họi pháp luật trừng trị các "đại gia" lừa đảo, mà còn đặt ra vấn đề lành mạnh hoá thị trường càphê nội địa.

Người nhà cũng không thoát

Lần theo địa chỉ trong đơn tố cáo, tôi đến nhà chị đỗ Thị Kim Phượng - ở tổ dân phố 2, phưọng An Lạc, thị xã Buôn Hồ. Căn nhà cấp bốn xây thô, toạ lạc trên mảnh đất chưa có "bìa đọ" nằm sâu trong hẻm đất, tiếp giáp với đồng ruộng. Chị Phượng vào TPHCM thăm người anh chồng bị tai nạn chấn thương sọ não, anh Thắng - chồng chị - đi làm công cho tiệm cắt kính ngoài trung tâm thị xã. Nhọ tổ trưởng dân phố gọi điện, anh Thắng về mở tủ đưa tôi xem hợp đồng vay 320 triệu của ngân hàng, giấy mượn nợ của những người khác để trả lãi.

Rồi anh kể: "Toàn bộ số tiền này tôi đem mua càphê, cộng với càphê của nhà nữa là 8 tấn, ký gửi hết cho đại lý Hà Thị Vui. đại lý bán càphê của tôi, lấy tiền làm gì tôi không biết, giọ vợ chồng tôi bị nợ nần thúc bách. Giữa chừng câu chuyện, anh Thắng mới cho biết bà chủ Hà Thị Vui chính là... chị ruột của mình. Khi biết bà Vui sắp đổ bể, nhiều người kiên quyết không cho vay càphê dù mức lãi hấp dẫn, anh Thắng chỉ lo thu hoạch càphê nên không biết. Vừa đưa càphê về sân nhà, chưa kịp trả tiền công thì bà chị cho xe tải đến chở đi, sáng hôm sau bà tuyên bố vỡ nợ. "Cái ông anh bị chấn thương sọ não mới khổ hơn tôi, nhà không có một đồng, hơn chục tấn càphê ký gửi thì bà chị phủi tay" - người em cay đắng nói.

Một nạn nhân khác là bà Nguyễn Thị Cưọng - xã Pơng Drang, huyện Krông Búk - cho biết: "Tôi đưa cho bà Vui hơn 1,8 tỉ đồng và hơn 50 tấn càphê nhân, tổng cộng gần 4 tỉ đồng. Bây giọ tôi chỉ mong cơ quan chức năng ngăn chặn bà Vui tẩu tán tài sản, lấy 3 lô đất của bà Vui chia cho các nạn nhân". Bà Cưọng không biết rằng, "sổ đọ" 3 lô đất của bà Vui đã chuyển giao cho bà Vũ Thị Thuý Thu Hồng ở TP.Buôn Ma Thuột để đảm bảo khoản vay 3,4 tỉ đồng. Còn theo bản tự khai của bà Vui với Công an phưọng Thiện An, vợ chồng bà đang nợ 17 người dân khoảng 100 tấn càphê nhân và 8 tỉ đồng tiền mặt, không còn tài sản gì.

Vỡ nợ như... bão

Không chỉ có Hà Thị Vui, danh sách vỡ nợ ở Buôn Hồ đã dài thêm với  Cty TNHH càphê Tân trường Nguyên, Cty TNHH thương mại Trúc Tâm, DNTN Tính Nên, các đại lý Phương Thành, Lan Lương, Nguyễn Thị Lan, Phạm Thị Loan v.v... Ít ai ngọ vợ chồng Đinh Ngọc Trúc, Trương Thị Tâm - chủ Cty TNHH thương mại Trúc Tâm - đã trốn đi nước ngoài, mang theo cả trăm tỉ đồng của Vietcombank đắc Lắc và nhiều người dân. Không ngọ là vì Trúc Tâm từng được Thủ tướng Chính phủ tặng 2 bằng khen cho công ty và cá nhân giám đốc, từng đoạt cúp vàng "Chất lượng Việt Nam" của Bộ KHCN, cúp vàng "Trái tim Việt Nam" vì sự phát triển cộng đồng, giải thương hiệu mạnh do thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức...

đại lý Phạm Thị Loan - xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ - tuyên bố vỡ nợ, h� ng trăm người dân điêu đứng.
đại lý Phạm Thị Loan - xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ - tuyên bố vỡ nợ, hàng trăm người dân điêu đứng.

Còn tại huyện Ea H’leo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng Nguyễn Xuân Hương cho biết: "Trên địa bàn huyện có 10 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vỡ nợ, trong đó 6 cơ sở đóng cửa, 4 cơ sở bị cơ quan thuế thu hồi hóa đơn giá trị gia tăng. Tổng số nợ ngân hàng, nợ dân, nợ thuế của 10 doanh nghiệp và hộ kinh doanh này lên đến khoảng 100 tỉ đồng". Cũng theo ông Hương, trong số này có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nhưng cũng có doanh nghiệp làm ăn gian dối, có biểu hiện lừa đảo.

Theo phản ánh của người dân với đoàn kiểm tra của huyện, vừa rồi giá càphê lên 38.000 - 40.000đ/kg, người dân chốt giá bán thì DNTN thương mại Hải Kiểm - TDP 1, thị trấn Ea đrăng - chỉ trả 25.000 - 28.000đ/kg. Chủ doanh nghiệp này còn ép các hộ lấy những lô đất khó bán với giá cao, phải bù thêm tiền, nếu không lấy thì... chịu mất càphê. Còn đại lý càphê Trang Hoàn - TDP 8, thị trấn Ea đrăng - nợ dân 123 tấn càphê nhân tại thời điểm kiểm tra. Vào buổi sáng, đoàn kiểm tra xác định trong kho đại lý còn khoảng 60 - 70 tấn càphê, nhưng đến khuya Trang Hoàn tổ chức tẩu tán, hàng trăm hộ dân hốt hoảng kéo đến đòi nợ, gây rối trật tự. Cũng theo ông Hương, có đại lý nhận ký gửi lúc càphê giá cao, đến lúc trả thì giá xuống thấp, một doanh nghiệp làm ăn theo kiểu ép dân mà vẫn kêu lỗ thì quá vô lý. Nhưng tiền, hàng từ các doanh nghiệp, đại lý này đi về đâu là điều rất... bí ẩn.

Chủ đại lý Nga Sơn - xã Cư đliê Mnông, huyện Cư Mgar -
Chủ đại lý Nga Sơn - xã Cư đliê Mnông, huyện Cư Mgar - "biến mất" cùng hàng trăm tấn càphê của người dân.

Bất ổn thị trường càphê nội địa

Trở lại vụ vỡ nợ của bà chủ Hà Thị Vui, ngày 28.9.2011, trung tá Nguyễn Hữu Ngọt - Trưởng Công an phưọng Thiện An - cho biết: "Xác định vụ việc không có dấu hiệu tội phạm, là khiếu kiện dân sự nên Công an phưọng đã hướng dẫn người dân kiện ra TAND thị xã Buôn Hồ". Nhưng cùng thời điểm này, 96 hộ dân tại thị trấn Krông Năng và các xã Phú Lộc, Ea Toh, Ea Hồ - huyện Krông Năng - nhận được quyết định của toà án mà không khọi hối hận vì đã... khởi kiện chủ đại lý càphê Hiệp Gái ở xã Phú Lộc. Bởi tổng số càphê mà 96 hộ ký gửi cho đại lý Hiệp Gái quy ra tiền hơn 7,5 tỉ đồng, nhưng tài sản còn lại của chủ đại lý chỉ bằng 0,03% số nợ này, bình quân mỗi hộ đòi được vài trăm nghìn đồng.

Không thể bán c� phê khi giá quá thấp, người dân vẫn phải ký gửi c� phê cho doanh nghiệp để ứng tiền trang trải nợ nần.
Không thể bán càphê khi giá quá thấp, người dân vẫn phải ký gửi càphê cho doanh nghiệp để ứng tiền trang trải nợ nần.

Thẩm phán Trần Ngọc Anh - Chánh án TAND huyện Krông Năng - phân tích: "Khởi kiện dân sự để đòi tiền những doanh nghiệp, đại lý vỡ nợ thì cũng như không, vì con nợ đã tẩu tán tài sản hết rồi". Tại huyện Ea H’leo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng Nguyễn Xuân Hương cũng đề nghị UBND huyện chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, truy tố một số "đại gia" như Trang Hoàn, Hải Kiểm, Hiệp Hương - thị trấn Ea đrăng, Huỳnh Văn Hương - xã đliê Yang - để làm gương cho kẻ khác. Ông Hương còn đề nghị UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho công an để việc điều tra, truy tố các "đại gia" lừa đảo đạt kết quả cao.

Nhưng lạ thay, tình hình vỡ nợ càphê tại đắc Lắc đã xảy ra dồn dập từ cuối năm 2009 đến nay - với 43 doanh nghiệp và hộ kinh doanh mất khả năng thanh toán khoảng 300 tỉ đồng, 3.000 tấn càphê - mà số vụ được xử lý hình sự chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cũng do vậy, tình trạng khiếu kiện, đòi nợ gia tăng khắp các vùng nông thôn, người dân gây sức ép đòi chính quyền đứng ra giải quyết. Theo lý giải của UBND tỉnh, do hai bên không lập hợp đồng ký gửi hoặc giấy tọ khác quy định trách nhiệm, nghĩa vụ mà chỉ có biên nhận nên việc thu thập tài liệu, chứng cứ, chứng minh dấu hiệu lừa đảo của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Song trên thực tế, các cơ quan bảo vệ pháp luật tại địa phương còn e ngại trước những vụ việc lớn, còn "phân vân" giữa dấu hiệu hình sự và dân sự.

Mới đây, liên ngành: Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân, TAND tỉnh đắc Lắc đã ban hành hướng dẫn xử lý các trường hợp vỡ nợ càphê để cơ quan cấp dưới vận dụng giải quyết. Theo đó, các dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội kinh doanh trái phép hay vụ án dân sự đã được quy định cụ thể. Nhận định chung từ các cơ quan bảo vệ pháp luật ở đắc Lắc là khi áp dụng hướng dẫn này, sẽ có hàng loạt "đại gia" bị xử lý hình sự, tình trạng vỡ nợ ồ ạt sẽ được ngăn chặn.

Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương đắc Lắc - cho biết: "Hoạt động ký gửi có mặt tích cực là tập trung nhận gửi, dự trữ càphê, ứng vốn cho nông dân sản xuất kịp thời. Nhưng do hoạt động tự phát, thiếu sự kiểm soát nên một số vi phạm pháp luật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do vậy, chúng tôi đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng quy định cụ thể về hoạt động ký gửi càphê trên địa bàn tỉnh. đối với các huyện có diện tích càphê lớn như Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng, Ea H’leo và thị xã Buôn Hồ thì đề nghị cho Trung tâm Giao dịch càphê Buôn Ma Thuột xây dựng hệ thống kho để người dân ký gửi thuận tiện và an toàn, được ứng vốn với lãi suất hợp lý. đây là các giải pháp quan trọng nhằm từng bước ổn định, lành mạnh hoá thị trường càphê nội địa vốn đang rất hỗn loạn".    

đặng Trung Kiên

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay2,377
  • Tháng hiện tại14,827
  • Tổng lượt truy cập40,977,700
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây