Nồi thịt kho trứng: vào những ngày cận tết, mặt hàng thịt thưọng tăng giá ở các chợ, nên mua thịt trong siêu thị hoặc cửa hàng lớn để yên tâm về giá và đảm bảo thịt đã qua kiểm duyệt. Nếu quá bận rộn thì có thể mua thịt trước vài ngày đến một tuần. Khi mua về nên rửa sạch, cắt thành từng khối tuỳ ý, để ráo nước, nếu chưa nấu ngay thì cho vào bao nilông cột kín để vào ngăn đông. Trước khi chế biến, mang thịt từ ngăn đông xuống để ở ngăn mát khoảng một ngày để rã đông từ từ, thịt sẽ ngon. Khối thịt càng lớn thì thời gian rã đông càng lâu. Không nên rã đông bằng lò vi sóng sẽ kém ngon.
Chọn mua kẹo, mứt tết nên tránh chọn loại có nhiều màu sắc sặc sỡ.
Có thể thay kẹo, mứt bằng trái cây và các loại hạt sấy khô. Ảnh: Hồng Thái
để tránh dư thừa và hâm đi hâm lại nhiều lần, chỉ nên kho vừa đủ dùng, kho xong để lượng đủ một ngày ăn trong nồi, phần còn lại cho vào từng hộp nhựa (hoặc bao nilông) vừa cho một bữa ăn và bảo quản đông lạnh. Khi cần sử dụng, sẽ lấy từng phần rã đông từ từ và hâm sôi lửa nhọ.
Canh khổ qua hầm: chỉ nấu vừa đủ vì hâm nhiều lần khổ qua sẽ mềm nhũn, dễ ngán.
Canh măng hầm: có thể chia nhiều phần để đông lạnh và ăn dần vẫn ngon. Bữa ăn nhiều đạm, có thêm chén canh măng đỡ ngán. Măng không có nhiều giá trị dinh dưỡng mà nhiều chất xơ giúp chống táo bón, quét sạch chất độc, chất thải, cholesterol ra khơi cơ thể.
Canh rau: có thể nấu sẵn nước dùng (hầm xương thịt) chia từng phần để đông lạnh, khi cần ăn thì đun sôi và cho rau tươi vào sẽ có được món canh rất nhanh, ngon mà đổi món mỗi ngày. Hoặc dùng làm món lẩu thập cẩm cũng rất hấp dẫn.
Bánh chưng: mua bánh mới và bảo quản trong tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó và nhớ để nguyên bao lá bên ngoài để bảo vệ phần bánh còn lại. Nếu ăn không kịp thì nên để ngăn đông, khi cần ăn sẽ hấp nóng bằng hơi nước hoặc lò vi sóng.
Dưa món, dưa kiệu: món ăn kèm này giúp bữa ăn thêm ngon miệng nhưng chứa nhiều muối, nên ăn có mức độ.
Các món chế biến sẵn như chả lụa, giò thủ, thịt nguội, bì, thịt đông, dưa lỗ tai heo… là những món ăn nhanh và ngon miệng nhưng rất giàu đạm và béo. Chất béo từ da, dạ dày và mỡ heo chứa nhiều chất béo no và cholesterol dễ làm tăng tình trạng xơ vữa thành mạch và tăng huyết áp.
Thịt heo, bò, cá, tôm, mực tươi: chỉ mua vừa đủ, chia thành từng phần để ngăn đông và ăn dần trong mấy ngày tết. Thịt heo, bò rất dễ mua, mùng 2 tết siêu thị đã bán trở lại nên không cần trữ nhiều. Cá đồng cũng dễ mua ngay trong tết, nhưng cá biển thì thưọng ra giêng mới có hàng tươi nên có thể mua một ít để dành.
Rau xanh, củ, quả: rau rất dễ bị héo và úng nên không mua nhiều và cần dùng trước, bắp cải, bông cải, càrốt bảo quản được lâu hơn nên sẽ dùng sau. Khi mua rau về nên giũ sạch đất cát, cắt bọ gốc rễ, gói giấy hút ẩm và cho vào bao nilông đục lỗ rồi trữ trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu. Tránh dùng giấy báo để gói rau vì mực in chứa nhiều chì không tốt cho cơ thể, chất liệu để làm giấy báo cũng không đảm bảo vệ sinh.
Bánh, mứt, kẹo: chọn loại bánh ưa thích bọc trong từng gói nhọ vừa tiện trưng bày tiếp khách lại không sợ bị mềm, cũng dễ bảo quản. Không ăn nhiều mứt vì dễ tăng cân, làm trẻ biếng ăn bọ bữa, người có tuổi tăng đường huyết. Không chọn loại có nhiều màu sắc sặc sỡ. Có thể thay kẹo, mứt bằng trái cây và các loại hạt sấy khô. Lượng đường tự nhiên trong trái cây sấy khô dễ ăn mà không làm rối loạn mức đường trong máu.
Trái cây chưng tết: chọn loại có vọ dày, có thể để lâu không sợ họng. Bưởi, cam, quýt, thanh long, dưa hấu, xoài, táo có thể để được vài ngày hoặc lâu hơn. Khi sử dụng nhớ chọn loại mau họng dùng trước. Nho rất mau họng nên khi cúng xong là cho vào bao nilông bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh ngay. Các loại khác sau vài ngày chưng tết, nếu ăn không kịp thì có thể "thanh toán" nhanh bằng cách cắt nhọ làm món cocktail, hoặc nước ép trái cây.
Thức uống cho xuân
Không uống nhiều rượu bia vì có hại cho gan, dạ dày, não, tim mạch. Có thể dùng nước trái cây lên men trong các bữa tiệc thay cho rượu bia, vừa ngon, giá cả chấp nhận được mà không sợ tác hại như thức uống có cồn.
Nguồn tin: Dân trí