Xây thủy điện tràn lan chỉ đem lại lợi ích cục bộ

Thứ sáu - 11/05/2012 10:45 1.415 0
Việc xây dựng thủy điện đem lại lợi ích cục bộ cho nhà đầu tư mà chưa mang lại lợi ích gì cho người dân vì thủy điện không những mất rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… còn làm mất một diện tích đất canh tác khá lớn cũng như làm ảnh hưởng lớn đến hệ thống sông ngòi.

 
Ngày 7/5, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (Vietnam Rivers Network - VRN) phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo "Phát triển thủy điện bền vững: các bài học và kinh nghiệm" nhằm mổ xẻ các vấn đề của thủy điện hiện nay, qua đó rút ra những bài học khắc phục hậu quả của việc phát triển ồ ạt thủy điện hiện nay.
 
Tham dự hội thảo có các đại biểu Quốc hội miền Trung - Tây nguyên và nhiều chuyên gia đầu ngành về thủy điện, địa chất, sông ngòi. Điều đáng nói, dù được Ban tổ chức mọi nhưng không một chủ đầu tư của các công trình thủy điện lớn nào ở Quảng Nam (như Sông Tranh, A Vương...) đến tham dự hội thảo, khiến các đại biểu bức xúc.
 
Phát biểu tại hội thảo TS. đào Trọng Hưng cũng cho rằng lợi ích của thủy điện là năng lượng sạch, tái tạo, nguồn điện quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phòng chống lũ cho vùng hạ lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu số…
 
Tuy nhiên ông này cũng băn khoăn: đặc điểm khu vực xây dựng các thủy điện ở nước ta có độ nhạy cảm sinh thái cao như các Vưọn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên sinh còn sót lại, vùng biên giới… đó cũng là nơi định cư lâu đọi của các dân tộc thiểu số giàu bản sắc văn hóa nhưng đa số là nghèo đói, sống dựa vào thiên nhiên nên dễ bị tổn thương…
 
Một điều dễ nhận thấy nhất là mất rừng do làm thủy điện. TS. Hưng cho biết hiện chưa có số liệu chính xác về diện tích rừng đã mất của các công trình thủy điện và mỗi công trình thủy điện mất bao nhiêu diện tích rừng? Theo ông ước tính, với 1MW thủy điện sản xuất ra, có khoảng 16ha rừng bị mất!
 
đáng lưu ý là khu vực làm thủy điện gắn với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có đa dạng sinh học cao. Theo TS. Hưng, phát triển thủy điện gây ảnh hưởng rất lớn đến bảo tồn đa dạng sinh học. đến nay có 119 thủy điện liên quan đến 47 khu rừng đặc dụng, mỗi khu bảo tồn của vưọn quốc gia "cõng" 2,5 dự án thủy điện. Vưọn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều dự án nhất là Cát Tiên 6 dự án, Hoàng Liên 5 dự án, Sông Tranh 7 dự án.
Không những mất rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… thủy điện còn làm mất một diện tích đất canh tác khá lớn gồm đất trồng lúa nước, đất nương rẫy, cây công nghiệp, vưọn nhà, đất màu ven sông…
 
Mặc khác, thủy điện cũng ảnh hưởng đến hệ thống sông ngòi như làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy các lưu vực sông, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Vấn đề này trước đây đã xảy ra cuộc tranh cãi quyết liệt giữa UBND TP đà Nẵng và BQL nhà máy thủy điện Đăk Mi (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) khi thủy điện này không trả nước về lại cho dòng sông nên làm cho TP đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu vào mùa khô.
 
Theo ông Lê Phước Thanh - trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: "Việc xây dựng thủy điện đem lại lợi ích cục bộ cho nhà đầu tư mà chưa mang lại lợi ích gì cho người dân". Ông Thanh nhìn nhận thủy điện đã gây ra nhiều hậu quả xấu về môi trường, sinh thái như ngập lụt vùng hạ du do xả lũ, vấn đề an toàn đập, tái định cư, hậu tái định cư, nhân dân thiếu đất sản xuất, nguy cơ tái nghèo cao, hộ dân bọ khu tái định cư đi phá rừng...
 
Ông đỗ Tài, chủ tịch UBND huyện đông Giang - nơi có bảy dự án thủy điện, nói: "Tôi rất đau lòng khi chứng kiến dân của mình không có đất sản xuất vì thủy điện, nên họ buộc phải phá rừng để kiếm cái ăn. Mà phá rừng thì bị khởi tố hình sự. Người dân không còn đường lui được nữa. Hậu quả từ đâu thì các anh đã biết".
 
Tại hội thảo, nhiều giáo sư đề nghị các bộ ngành, địa phương phải sớm vào cuộc để giải quyết kịp thời những "lỗ hổng" lớn, tránh gây tai họa cho con cháu sau này. GS.TS Vũ Trọng Hồng, chủ tịch Hội Thủy lợi VN, đề nghị các chủ đầu tư đánh giá lại sự ổn định của nền đập, thân đập, vai đập và có quy trình tích nước, xả lũ an toàn. Sự cố vai đập là nguy hiểm nhất, như thủy điện Sông Tranh 2 đang chảy nước ở vai đập vì đây là loại "tai họa đang đến". "Chúng ta phải học từ những sai lầm của mình" - ông Hồng khuyến cáo.
 
Ông Đinh Văn Thu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề xuất: "Chúng ta cần rà soát ở tất cả các khâu khi xây dựng một thủy điện. Từ khâu thiết kế đến thi công, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. đáng ra hội thảo phải có sự tham gia của chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực VN, đại diện các nhà thầu, đơn vị tư vấn để lắng nghe nhưng họ không đến và chúng ta chỉ nói cho chúng ta nghe".
 
Tiến sĩ đào Trọng Tứ, Mạng lưới sông ngòi VN, phát biểu: "Chỗ nào xây được thủy điện là nhảy vào làm như hiện nay sẽ khiến các thế hệ con cháu đối diện với tai họa vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra". Ông Huỳnh Thành, phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, chỉ rõ việc khảo sát thiết kế thủy điện, tái định cư quá sơ sài, cẩu thả đang gây ra nhiều hệ lụy không thể giải quyết được. Thủy điện gây ra nhiều vấn đề môi trường, xã hội, thiệt hại không thể tính được bằng tiền.
 
Diệp Anh

Ý kiến bạn đọc

CẦN ƯU TIÊN PHÁT TRIọ‚N Nđ‚NG LƯọ¢NG SẠCH MẶT TRọœI & PHONG Điọ†N HẠN CHẾ THủY Điọ†N.

Hiện nay nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat không đáp ứng đủ , mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều dự án thủy điện ,nhiệt điện ,khí điện đạm vv.. đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực. Do vậy không thể phát triển thủy điện bằng mọi giá, lợi thế so sánh của nước ta nằm ở vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi ,có bọ biển dài trên 2.400km và nhiều núi đồi , nên đễ dàng phát triển năng lượng mặt trọi, năng lượng gió(Phong điện) . đây là lọai năng lượng sạch mà đến nay nước ta chưa phát huy mạnh mẽ nguồn năng lượng tiềm năng này, gần đây có một số dự án phong điện được thực hiện thí điểm ở các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu , bước đầu đã mang lại hiệu quả .Cần thiết nên triển khai ở các huyện đảo xa như các huyện đảo Lý Sơn Qủang Ngãi, huyện đảo Trưọnng Sa Khánh Hòa, huyện đảo Phú Quý Bình Thuận, huyện Côn đảo Bà Rịa Vũng Tàu vv… để các địa phương này chủ động về nguồn điện. Nhiều nước trên thế giới đã khai thác nguồn năng lượng sạch này, đã góp phần nhu cầu điện của quốc gia chiếm tọ· lệ từ 30 đến 50% , đây là con số không phải là nhọ. để có thể phát triển được nguồn năng lượng này trong tương lai , Nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngòai nước đầu tư vào lãnh vực này, để nước ta có thêm nguồn năng lượng điện đủ cho phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các Ngân hàng nước ta ưu tiên dành nguồn vốn cho các tổ chức ,hộ gia đình vay với mức lãi suất thấp, để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho dự án năng lượng mặt trọi và năng lượng gió. Nhà nước cần thiết hỗ trợ chênh lệch phần lãi vay của ngân hàng đối các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các tổ chức nghiên cứu sản xuất các lọai thiết bị năng lượng sạch. Khuyến khích các hộ , các tổ chức sử dụng các lọai thiết bị năng lượng điện sạch này ,nếu sử dụng không hết ngành điện có thể mua lại sản lượng điện dư thừa này , thực tế nhiều nước trên thế giới, các hộ nông dân trang trại không sử dụng hết năng lượng điện từ quạt gió đã bán lại cho tổ chức thu mua điện.để thực hiện có hiệu quả thiết thực Bộ tài nguyên và môi trường , Bộ công thương cần làm tốt công tác tuyên truyền trong việc phát triển nguồn năng lượng sạch để người dân ý thức được trong việc bảo vệ môi trường , thực hiện được mục tiêu CHIẾN LƯọ¢C KINH TẾ XANH của Việt nam. MINH TRÍ.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,490
  • Tổng lượt truy cập41,251,091
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây