Tân Hoa xã ngang nhiên nhận định động thái trên nhằm đánh dấu một năm ngày Trung Quốc đơn phương thành lập “TP.Tam Sa” để tự cho mình quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng nhân “dịp kỷ niệm”, Tân Văn xã ngang nhiên đưa tin Trung Quốc đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng phi pháp như bưu điện, siêu thị và bệnh viện trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh đặt trụ sở hành chính của “TP.Tam Sa”. Những động thái trên rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Trụ sở hành chính của “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm - Ảnh: Asiatoday.co.kr |
Trong một diễn biến liên quan, báo The Philippine Star hôm qua đưa tin giới chức Philippines đã bắt giữ một tàu chở hàng Trung Quốc cùng 24 thành viên thủy thủ đoàn. Tàu này bị cho là đã hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc tỉnh Cebu của Philippines.
Cùng ngày, Thái Lan cho rằng Philippines nên tách bạch tranh chấp của nước này với Trung Quốc và không để ảnh hưởng xấu đến quan hệ hợp tác ASEAN - Bắc Kinh. Phát biểu trên được Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul đưa ra trong cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tại Manila.
Tờ Bangkok Post cũng dẫn lời ông Surapong nhấn mạnh rằng các bên tham gia tranh chấp nên tập trung nỗ lực hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Theo dự kiến, ASEAN sẽ đàm phán về COC với Trung Quốc vào tháng 9.2013 tại Thái Lan.
Minh Trung - Minh Quang
(VP Bangkok)
Ý kiến bạn đọc
MINH TRÍ
VN SỚM TẬP HỢP CHỨNG CỨ PHÁP LÝ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HÒANG SA IN THÀNH SÁCH DỊCH RA NHIỀU THỨ TIẾNG
Vừa qua được ông Trần Thắng Chủ tịch Hội Văn hóa - Giáo dục Việt Nam tại Mỹ đã gửi tặng nhân dân Đà Nẵng tổng cộng 150 tấm bản đồ và 3 tập Atlat cổ. Các bản đồ cổ xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam; Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng. Trong thời gian qua Trung quốc liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ“đường lưỡi bò”. Cho in bản đồ đường lưỡi bò vào hộ chiếu nhằm mục đích của Trung Quốc là xác nhận chủ quyền biển đông bao gồm hai quần đảo Hòang sa và Trường sa của Việt nam. Nay Trung Quốc chuẩn bị xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 đảo ở biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền Việt Nam; Tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa, thuộc quần đảo Hoàng Sa; tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đảo đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa; phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012 – 2022” trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là việc làm trắng trợn vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đồng thời xác nhận quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Để cho các nước trên thế giới biết ủng hộ Việt nam, đề nghị Bộ ngọai nước ta cho hệ thống lại tòan bộ các chứng cứ pháp lý in thành một cuốn sách và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới; vì thực tế hiện nay có nhiều học giả trên thế giới muốn tìm hiểu, nhưng có tài liệu để đọc từ đó có quan điểm chính kiến của mình. Đây là việc cần làm ngay hết sức cần thiết và đề nghị Bộ ngọai giao nước ta sớm đệ trình tư liệu chứng cứ nêu trên lên Liên hiệp quốc để Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. MINH TRÍ