Hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ dân sự

Chủ nhật - 23/06/2013 23:57 934 0
Đây là chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành bộ luật Dân sự 2005 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 22.6.

 

Qua 8 năm thi hành, bộ luật Dân sự dù được đánh giá là đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, có không ít quy định của bộ luật có nội dung không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, chưa theo kịp thực tiễn cuộc sống, lạc hậu so với quy định của luật chuyên ngành. Theo ông Tụng, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật Dân sự còn nhiều “tầng lớp” gây chồng chéo trong thực hiện.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan chức năng cần đánh giá toàn diện những bất cập trong lần sửa đổi tới đây.

Thái Sơn

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (1)
MINH TRÍ
SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ HẠN CHẾ TIÊU CỰC TRONG XÉT XỬ
Trong thời gian vừa qua Bộ luật dân sự đã đi vào cuộc sống, tuy nhiên còn nhiều điều bất cập nhiều vụ án dân sự đã phải thụ lý xử đi xử lại nhiều lần, cầm bản án thắng kiện trong tay nhưng người dân không yên tâm, không biết có sự thay đổi gì không? Thực tế có nhiều vụ án đã được tòa sơ thẩm xét xử bên này thắng kiện, sau đó bên thua kiện tiếp tục kháng cáo lên tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm ra bản án bên kia lại thắng kiện ,sau khi đã có bản án phúc thẩm Chi cục thi hành án ở địa phương phải tổ chức lực lượng cưỡng chế, kê biên tài sản để thi hành án để giao lại cho bên thắng kiện. Sau đó bên thua kiện bị cưỡng chế không tâm phục với bản án phúc thẩm tiếp khiếu kiện ra Tòa án nhân dân tối cao được xét xử giám đốc thẩm và Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy bản án và giao lại Tòa án ở địa phương xét xử lại từ đầu, rồi lại quay lại lòng vòng như cũ, chính vì vậy có nhiều vụ án trên hàng chục năm nay khiếu kiện kéo dài không biết bao giờ kết thúc, hai bên đương sự hao tốn không biết bao nhiêu công sức tiền của không biết kêu ai! Đề nghị Bộ luật dân sự sửa đổi giống như Bộ luật hình sự, quyết định của Tòa án án nhân dân tối cao quyết định của bản án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là quyết định cuối cùng, đương sự bên thua kiện phải chấp hành, không phải hủy bản án để xét xử lại từ đầu như quy định của Bộ luật dân sự hiện nay dễ xảy ra tiêu cực. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,692
  • Tháng hiện tại75,854
  • Tổng lượt truy cập41,256,455
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây