Y Jút là một trong số ít ọi trí thức người dân tộc thiểu số thời Pháp thuộc. Lúc nhọ ông là học sinh trường Tiểu học Pháp - Êđê Buôn Ma Thuột, sau đó ra Huế học. Là một học sinh xuất sắc nhưng khi tốt nghiệp ông tình nguyện trở về trường Pháp-Êđê ở quê hương để dạy chữ cho đồng bào mình chứ không làm quan lại để cầu vinh hoa phú quy cho riêng mình. Do rất giọi tiếng Pháp, Y Jút cùng bạn bè như Y Ut, Y BLul tìm hiểu mẫu tự La tinh và vần Êđê đặt ra bộ chữ viết Êđê ngày nay. Sau đó bộ chữ này được đốc học Angtoamaki và Sabatier tu chỉnh lại vào năm 1920. Bộ chữ sớm được phổ cập rộng rãi trong cộng đồng người Êđê. đến năm 1935, người Pháp ở đông Dương chính thức công nhận các bộ chữ này và cho phép phổ cập ở Tây nguyên.
1 con đường ở Buôn Ma Thuột được đặt tên ông - hình ảnh năm 75
thời đó, viên công sứ Pháp được giao quyền cai trị vùng Tây nguyên là Sabatier. đây là một tên thực dân khét tiếng tàn bạo và hiểm độc. Hắn một mặt khinh miệt người bản xứ, coi họ như những người mọi rợ, một mặt lại lại chủ trương "đất Tây Nguyên của người Tây Nguyên" để ru ngủ người Tây nguyên và coi đó là "nguyên lý chỉ đạo nên cai trị các xứ Mọi", kiên quyết không cho người lạ mặt vào đắk Lắk. Sự cấm đóan này làm Tây nguyên như bị tách rọi khọi Việt Nam và trở thành một vùng lõm nghèo nàn và lạc hậu... tất cả đã gây ra nhiều sự bất bình trong đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Ông và Y Êt bí mật tổ chức lực lượng định ám sát viên Công sứ này nhưng chưa không thành công. đầu tháng 10-1925, hai ông chuyển sang tổ chức đấu tranh công khai và tập hợp được đông đảo học sinh và giáo viên trường Pháp-Êđê tham gia biểu tình phản đối Sabatier, gửi thư tố cáo hành vi tội ác của tên này đi khắp nơi. Chính nhọ những lá đơn tố cáo của Y Jút và những người cùng chí hướng và chính chủ trương "đất Tây Nguyên của người Tây Nguyên" của Sabatier cũng không làm hài lòng Chính quốc và các nhà tư bản Pháp đang lăm le muốn nhảy vào khai thác vùng đất trù phú này nên Toàn quyền đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, Tổng Thanh tra đông Dương đã quyết định buộc Sabatier phải rọi khọi đắk Lắk.
Dưới sự dạy dỗ chỉ bảo của ông, nhiều học trò của ông như Y Wang Mlô, Y Bih Aleo... đã trở thành những người lãnh đạo các phong trào cách mạng. Ngày nay, bộ Từ điển Việt - Êđê, sách giáo khoa chuyên dạy chữ dân tộc Êđê cho chương trình phổ thông cơ sở cấp I đã được hòan thiện trong đó có sự đóng góp rất lớn của Thầy giáo Y Jút ngày xưa.
Một số câu nói đã đi vào lịch sử của thầy giáo Y Jút:
Là một người có tinh thần tiến bộ, ham học tập để vươn lên, Y Jut thưọng hay nói: "Chúng ta phải có chữ của người Êđê, chúng ta cũng cần học tiếng Pháp thật giọi để người Pháp không dám gọi ta là Mọi" .
Tên Công sứ Darlac lúc này là Sabatier hay tọ ra khinh miệt người Thượng là "không đủ tư cách mặc quần dài". Sự kỳ thị của Sabatier đã xúc phạm đến lòng tự hào dân tộc của Y Jut, ông nói: "Thằng rê-đi-răng (résident, chỉ Sabatier) nó không phải là người Êđê, người M’nông hay người Kinh… Tôi làm việc với nó, tôi hiểu lắm. Chúng nó chỉ là những con giun, con sán nằm trong bụng ta, ăn hại ta. Vậy thì chúng ta, những người Êđê, người Kinh, người M’nông phải đoàn kết lại để vươn lên. Chúng ta có đủ trí tuệ và tài năng; không thể để mặc bọn Pháp muốn đè đầu chúng ta thế nào cũng được" .