Cho đến nay toàn ngành Tài chính huyện đã có đội ngũ trên 115 cán bộ, công chức từ huyện đến các xã, thị trấn. Trong 20 năm qua, với nhiệm vụ tham mưu cho Huyện uọ·, HđND, UBND huyện các lĩnh vực thu, chi ngân sách, ngành Tài chính huyện đã đạt được những thành tích đáng tự hào, kết quả thu, chi ngân sách liên tục tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Công tác thu ngân sách đã không ngừng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thuế, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Số thu năm sau cao hơn năm trước, quy mô thu ngân sách đến năm 2009 tăng gấp 151 lần so với năm 1990. Năm 1990 thu ngân sách trên địa bàn 424 triệu đồng, năm 2000 thu 9.720 triệu đồng, năm 2009 thu 64.140 triệu đồng, thu năm 2010 đạt trên 64.000 triệu đồng; tốc độ tăng thu bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 đạt trên 20,9%, trong giai đoạn 2005 - 2010 đạt trên 30%.
Công tác quản lý và điều hành ngân sách đạt được kết quả tích cực, ngoài các yếu tố khách quan do nền kinh tế của huyện phát triển, nhất là từ khi thực hiện Luật ngân sách, huyện đã thực hiện tốt việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vu chi cho các cấp ngân sách, đồng thời cũng là huyện đầu tiên thực hiện việc khoán chi và thực hiện chế độ tự chủ về tài chính từ năm 2003 khi chưa tách tỉnh đắk Lắk cũ, đã tạo thế chủ động trong quản lý điều hành ngân sách của các cấp, các ngành, các đơn vị dự toán trực thuộc. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công chức toàn ngành đã chủ động đề xuất các biện pháp điều hành, tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, phát huy nội lực, huy động các nguồn lực tài chính địa phương để đầu tư cở sở hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như giải quyết kịp thời nhiệm vụ chi phục vụ an sinh xã hội địa phương.
Quy mô chi ngân sách liên tục tăng trưởng, năm 1990 tổng chi ngân sách địa phương 717 triệu đồng, năm 2009 tổng chi trên 160.900 triệu đồng, tốc độ tăng chi bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 đạt 26,3%; chi ngân sách tăng theo hướng tích cực, không những đảm bảo nhiệm vụ chi thưọng xuyên mà còn có tích luỹ để chi đầu tư phát triển. Chi đầu tư năm 2009 chiếm tọ· trọng 31% tổng chi ngân sách địa phương, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tọ· trọng 58 % tổng chi thưọng xuyên. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo sự nghịêp, kinh tế, môi trường từng bước được chú trọng đầu tư, đồng thời dành nguồn lực đảm bảo cho việc xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên điạ bàn.
Với điều kiện nguồn thu có hạn, trong khi nhu cầu chi cho các lĩnh vực rất lớn, vì vậy ngành Tài chính đã tăng cưọng các biện pháp quản lý thu, chi, thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn chi tiêu, thưọng xuyên kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách, kịp thời phát hiện và xử lý những khoản thu, chi không đúng chế độ, chính sách định mức của nhà nước; công khai minh bạch và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí tiền và tài sản nhà nước, tài sản công.
để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đội ngũ cán bộ ngành Tài chính huyện cũng được tăng cưọng cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và lý luận chính trị cho cán bộ được huyện quan tâm đúng mức; trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ được đáp ứng, từng bước hiện đại hoá; đến nay 100% các xã, thị trấn, các đơn vị được trang bị máy vi tính và cài đặt phần mềm quản lý kế toán thống nhất chung toàn ngành, góp phần nâng cao chất lượng quản lý Tài chính của huyện.
Nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Tài chính huyện, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đó là:
- Nhân tố quyết định thắng lợi của ngành tài chính là sự quan tâm lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của các cấp uọ· đảng, chính quyền địa phương đối với sự nghiệp tài chính.
- Tài chính phải chú trọng đầu tư, hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, trên cơ sở đó tạo điều kiện phát triển tài chính.
- Tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực tài chính là mục tiêu của chính sách tài chính.
- đảm bảo tính thống nhất đồng thời có sự phân công, phân cấp cụ thể nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị trong quản lý tài chính.
Hai mươi năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về chính trị, Kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện có sự đóng góp không nhọ của ngành Tài chính huyện nhà, trong nhiều năm liền, tập thể và cá nhân cán bộ ngành Tài chính đựơc thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính và UBND tỉnh tặng bằng khen, cọ thi đua xuất sắc, Chiến sỹ thi đua các cấp...
Trong chặng đường tiếp theo, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng phát huy những thành quả đã đạt đựơc, toàn thể cán bộ, công chức ngành tài chính sẽ cố gắng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện nhà trong chặng đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.