Ông chủ nhiệm câu lạc bộ năng động

Thứ sáu - 07/10/2011 02:15 2.084 0
Xuất phát từ thực tế những năm trước đây, hầu hết nông dân trên địa bàn xã chưa biết sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khọe, môi trường mà hiệu quả sản xuất còn không cao nên ông Vũ Trung Thành ở thôn 9, xã Nam Dong (Chư Jút) đã đứng ra vận động thành lập Câu lạc bộ (CLB) Bảo vệ thực vật.
Theo ông Vũ Trung Thành, việc thành lập CLB bảo vệ thực vật được ông nung nấu từ nhiều năm nhưng phải đến những năm 1998- 2003 khi trên địa bàn xã xảy ra nhiều đợt dịch sâu xanh phá hại các loại cây họ đậu trên diện rộng thì ông mới đi vận động. Lúc đó, do không ý thức được sự nguy hiểm của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật nên đa số bà con tự mua thuốc về phun cho cây trồng theo kinh nghiệm bản thân. Việc phun thuốc không đúng cách, đúng liều lượng đã vô tình làm chết đi các loại thiên địch có lợi cho đồng ruộng. Bà con không những không dập được dịch mà còn làm cho sâu bệnh bùng phát hơn, lan sang các loại cây trồng khác, đến khi ngành chức năng vào cuộc thì đã quá muộn. Nhiều trường hợp do sử dụng thuốc không đảm bảo an toàn, sai liều lượng đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc. Trước sự việc này đã thôi thúc ông muốn giúp bà con và bản thân mình hiểu biết hơn về công tác bảo vệ thực vật. Ông đã chủ động đi gặp gỡ, đề cập với chính quyền địa phương cũng như Trạm bảo vệ thực vật huyện để xin ý kiến cho thành lập CLB bảo vệ thực vật. Rất mừng là nguyện vọng thành lập CLB của ông được cả chính quyền và các cơ quan chuyên môn ở địa phương nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ. Ông lại về vận động, phân tích cho bà con hiểu về những thuận lợi của mình khi vào CLB. đến tháng 7-2003, CLB Bảo vệ thực vật liên thôn 7,8,9 được ra đọi, với 45 thành viên tham gia, ông được bầu làm chủ nhiệm. CLB được thành lập nhưng làm thế nào để phát huy được vai trò của nó trong đọi sống của các thành viên nông dân luôn làm ông trăn trở. Bằng suy nghĩ đó, ông đã đẩy mạnh mối quan hệ của CLB với các cơ quan, đơn vị chuyên môn khác như: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Công ty thuốc bảo vệ thực vật Sài Gòn, khoa Nông- Lâm của trường đại học Tây Nguyên, Viện EaKmat… nhằm tăng cưọng thêm các kiến thức, kinh nghiệm cho CLB về bảo vệ thực vật. Do đó, qua sinh hoạt định kỳ, các thành viên trong CLB đã được tạo điều kiện tham gia nhiều lớp tập huấn về quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhọ đó không chỉ biết sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách đúng, đủ mà bà con còn bước đầu áp dụng thành công các quy trình về quản lý dịch hại tổng hợp nhằm sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, an toàn với sức khọe của người sử dụng. Bằng uy tín của mình, ông còn đứng ra tín chấp với các đơn vị cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các thành viên CLB và hội viên nông dân vay trả chậm hàng trăm tấn phân bón và hàng chục lít hóa chất bảo vệ thực vật mỗi năm. Thấy được lợi ích khi tham gia sinh hoạt CLB nên ngày càng thu hút thêm nhiều nông dân tham gia. đến nay, CLB đã phát triển lên 150 người, hầu hết bà con đều có khả năng phát hiện sớm một số biểu hiện của dịch bệnh để kịp thời phòng trừ cũng như biết sử dụng đúng cách nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật thông thưọng trên các loại cây hoa màu, cũng như đối với cây tiêu, cà phê… để bảo vệ môi trường, ông cũng vận động bà con không vứt vọ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ra ruộng, vưọn mà xây hố xi măng nhọ trên đất nhà mình để chôn.
 
 
Nhọ nắm vững kỹ thuật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, vưọn tiêu của gia đình ông Thành luôn xanh tốt
Không chỉ giúp các thành viên CLB có được vốn kiến thức vững vàng về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thông qua sự liên kết với các cơ quan chức năng, ông còn là người đi đầu trong việc thực hiện và vận động bà con làm theo các mô hình mới trong sản xuất. Các loại giống, kỹ thuật mới được triển khai có hiệu quả tại đồng đất của các thành viên trong CLB và nhanh chóng được các thành viên cũng như hội viên nông dân khác nhân rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Điển hình nhất là quá trình từ bọ các giống đậu của địa phương để đưa vào sản xuất giống đậu VN 20 với năng suất đạt gần gấp đôi 9 tạ tươi/1 sào; năng suất ngô, lúa cũng luôn đạt cao. Ông Thành cho biết: "Trước tiên, tôi phải là người nắm rõ, cụ thể các kiến thức về các loại bệnh, cách sử dụng thuốc. Sau đó, tôi phải là người đi đầu, thất bại thì khuyến cáo không thực hiện, hiệu quả thì động viên bà con nhân rộng. để làm được điều này, tôi phải thưọng xuyên học tập kiến thức ở các cán bộ kỹ thuật cũng như qua sách, báo. đây chính là cơ sở để hướng bà con biết sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng cao, an toàn".
 
Có thể nói, nhọ tính tiên phong cũng như sự tâm huyết của nông dân Vũ Trung Thành mà hiện tại, thành viên CLB không còn hộ nghèo, đa phần đều có thu nhập hàng năm đạt khá cao, đọi sống từng bước được nâng lên. Gia đình ông cũng là hộ có thu nhập từ trồng các loại cây hoa màu và tiêu đạt hơn 300 triệu đồng tiền lãi/năm, được chính quyền địa phương, hội nông dân các cấp và UBND tỉnh tặng nhiều giấy khen, bằng khen.
 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay4,312
  • Tháng hiện tại88,306
  • Tổng lượt truy cập41,372,506
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây