Bộ Tài chính: Quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thứ ba - 29/11/2011 10:20 5.918 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh vừa ký ban hành Thông tư số 164/2011/TT-BTC quy định việc quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước, các xã, phưọng, thị trấn (sau đây gọi chung là đơn vị giao dịch) có hoạt động thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Theo đó, việc quản lý tiền mặt trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo định mức tồn quỹ tiền mặt để đảm bảo các nhu cầu thanh toán, chi trả bằng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định tại mỗi đơn vị Kho bạc Nhà nước. Trong đó, định mức tồn quỹ tiền mặt của các Kho bạc Nhà nước được xác định theo công thức:

định mức tồn quỹ tiền mặt
= Tổng các nhu cầu thanh toán, chi trả bằng tiền mặt trong quý kế hoạch x Số ngày định mức
Số ngày làm việc trong quý kế  hoạch

 
Thông tư quy định, việc tổ chức thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính. đối với các khoản thu khác bằng tiền mặt, căn cứ vào nội dung các khoản nộp tiền mặt, người nộp tiền lập chứng từ để làm thủ tục nộp tiền; Kho bạc Nhà nước tổ chức thu tiền và xử lý các liên chứng từ theo chế độ quy định.
đồng thời, khi có phát sinh các khoản thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt (như phí, lệ phí,…), các đơn vị giao dịch phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền mặt đã thu vào Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch theo chế độ quy định; đơn vị giao dịch không được giữ lại nguồn thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt để chi, trừ trường hợp được để lại chi theo chế độ quy định.
Cũng theo Thông tư, các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước trong một ngày (một hoặc nhiều giao dịch) vượt mức quy định phải đăng ký với Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản trước một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để Kho bạc Nhà nước có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị giao dịch. Cụ thể: Mức rút tiền mặt từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước tỉnh; từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện.
Bên cạnh đó, ngoài những khoản chi để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc và các khoản chi khác phải qua đấu thầu, thì căn cứ khả năng cung ứng dịch vụ thanh toán qua thẻ "tín dụng mua hàng" và mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ (điểm POS) của hệ thống ngân hàng thương mại, các đơn vị giao dịch được quyền chủ động quyết định việc sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ "tín dụng mua hàng" đối với các khoản chi còn lại.
Ngoài ra, các khoản phí mở tài khoản thanh toán cá nhân - tài khoản ATM (nếu có); phí chuyển tiền lương vào từng tài khoản cá nhân của người lao động; phí mở thẻ và phí thưọng niên của thẻ "tín dụng mua hàng" do các đơn vị giao dịch chi trả. Các khoản phí này là một khoản chi của ngân sách nhà nước và được hạch toán, quyết toán vào tiểu mục 7756 "các khoản chi phí và lệ phí của đơn vị dự toán" (mục chi khác, tiểu mục chi các khoản phí, lệ phí của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước).
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.

Tải thông tư tại đây

Nguồn tin: Bộ Tài chính

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,740
  • Tháng hiện tại78,152
  • Tổng lượt truy cập41,362,352
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây