Cồng chiêng trong sử thi M'Nông

Thứ ba - 29/11/2011 10:17 2.551 0
Từ xa xưa, cồng chiêng được xem là báu vật của các dân tộc Tây Nguyên, là công cụ để giao tiếp giữa con người với thần linh; và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên là nền tản tạo nên "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
 
14.jpg        Loại nhạc cụ này được làm bằng đồng thau, đường kính từ 20cm đến 60cm, có những bộ cồng đường kính lớn hơn; loại có núm và loại không có núm, thuộc nhóm nhạc cụ gõ hay nhạc cụ tự thân vang. Cồng chiêng đã trao truyền qua bao đọi nay, gắn bó với con người từ khi sinh ra, trưởng thành, già và chết đi. Di sản văn hóa cồng chiêng được khẳng định trong sử thi M’nông, loại sách mang tính bách khoa toàn thư, phản ánh mọi hoạt động trong đọi sống xã hội cổ xưa, cồng chiêng được miêu tả một cách đa dạng và phong phú.
 
        Hiện nay, Thư viện tỉnh đắk Nông đang lưu giữ 26 bộ sử thi M’nông để phục vụ bạn đọc. Mỗi bộ có ít nhất 3.000 câu và có bộ trên 15.000 câu,  mỗi câu có từ 07-10 chữ dưới dạng văn vần. Trong đó có nhiều bộ mà chúng tôi đã tìm hiểu đã đều có 04 đến 05 lần đề cập đến cồng chiêng và mỗi lần có 07-10 câu dưới nhiều góc độc khác nhau, có khi chiêng diễn tấu trong lễ hội, khi mừng thắng trận, khi cồng chiêng đang trao truyền cho con cháu.
15.jpg

        Trong 26 bộ sử thi ấy, có một bộ mang tên "Cướp chiêng cổ bon Tiăng" gồm 1.159 trang, với 12.983 câu phản ánh cuộc chiến tranh xảy ra giữa bon Tiăng và bon Ndu Con Srât. Từ một nguyên nhân: bon Tiăng giàu có, một ngày nọ bon mở hội, ăn uống no say và mang chiêng cổ quý hiếm ra đánh, tiếng chiêng vang, bay xa, qua nhiều đồi, nhiều núi đến nhiều bon và đến bon Ndu Con Srât. Anh em nhà họ Yang Con Srăng - Tring Con Srât nghe tiếng chiêng đã sinh lòng tham, sau đó kéo cả làng đến cướp chiêng cổ và bốn người phụ nữ của bon Tiăng. ọž tác phẩm này có 16 đoạn, mỗi đoạn có 06 đến 08 câu đề cập đến chiêng, ở các trang 616, 672, 713, 719, 860, 1077.
 
        Sau khi phản ánh về cảnh giàu có, cảnh mùa bội thu của bon Tiăng , một đoạn sử thi đề cập đến là không khí vào hội, họ đâm trâu nướng thịt và đều sử dụng chiêng.
                                    Bon Tiăng đang lên khói nướng thịt
                                    Bon Tiăng đang vui nhạc cồng chiêng
                                    Họ uống rượu đánh chiêng không dứt
                                    đánh cồng gle đánh mãi không dứt
                                    Họ đánh vui như hội đâm trâu.
                                                                    (Trích trang 616 từ dòng 35-39)
 
        Không khí vào hội, tiếng ồn ào của thanh niên, người lớn, trẻ con, trong nhà, ngoài sân đến bọ suối cứ rộn ràng tiếng chiêng và tiếng chiêng là chủ đạo.
 
                                    Trong làng đang vang tiếng cồng chiêng
                                    Trong làng đang ồn ào náo nhiệt
                                    Từ ngoài sân nghe vang tiếng cồng
                                    Từ bọ suối vang tiếng kéo chỉ
                                    Từ trong làng nghe vang  tiếng chiêng.
                                                                         (Trang 672 dòng 1425-1429)
 
        Trong tác phẩm này, nhiều đoạn thể hiện từng bài chiêng để phục vụ cho một công việc cụ thể, như chiêng thơ vang lên khi làm cọ, chiêng Vikvak tấu lên khi tuốt lúa, chiêng bur tấu mừng, khi khách đến nhà.
Có đoạn thể hiện sự trao truyền chiêng cho con cái trong nhà, được phân công mỗi người ở một vị trí chiêng, người đánh chiêng Bang, người đánh chiêng Tru, người đánh Ndăt, chiêng Tro, chiêng Con,… và có đoạn trong sử thi diễn tả cách đánh chiêng, tư thế đánh chiêng như thế nào để có âm vang như:
 
                                    đánh cùi tay chiêng kêu vang xa
                                    để bàn tay chiêng kêu âm vang
                                    Họ đánh chiêng mắt ngó lên trọi.
 
        Miêu tả những thao tác đánh chiêng để tạo ra tiếng vang và từng loại chiêng được ghi chép khá tỉ mỉ về độ ngân của chiêng ngắn, dài cũng khác như:
 
                                    đánh bằng tay bộ chiêng yau kêu to
                                    đánh chiêng kiểu Preh tiếng ngân kéo dài
                                    đánh chiêng kiểu Srai tiếng ngân đứt đoạn
                                    đánh chiêng kiểu Biăt ngóc đầu nhìn trọi.
                                                        (Tác phẩm "Tiăng giành lại bụi tre lồ ô", trang 672)
 
        Tác phẩm "Yơng, Yang lấy ống bạch tượng người", gồm 12.751 câu, trong đó trang 1076 cũng diễn tả cảnh lễ hội và tiếng chiêng trong làng vang lên liên hồi, thưọng xuyên, thể hiện sự giàu có, thịnh vượng của bon làng; cho ta một cảm nhận chỉ có chiêng và tiếng chiêng mang lại niềm vui, niềm say mê cho mọi người.
 
                                    Họ uống rượu đánh chiêng không dứt
                                    đánh cồng gle đánh mãi không chán.
 
        Tiếng chiêng không chỉ vang lên trong lễ hội mà còn góp mặt cùng với âm thanh của trống, mừng bạn đến nhà.
 
                                    Uống mừng khách, Tiăng đánh chiêng yau
                                    Họ đánh trống vang suốt trong làng
                                    Họ đánh cồng vang suốt trong làng.
                                                   (Tác phẩm "Lấy hoa bạc hoc đồng", trang 487)
 
        Tác phẩm "Yang bán Bing Con Lông", với 7.671 câu, trong tác phẩm này từ câu 4952 đến câu 4960, trang 551 diễn tả lại lễ rước hồn cho chiêng, để chiêng được linh thiêng, mang tâm nguyện của con người đến với thần linh, để thần linh phù hộ cho con người khọe mạnh, làm nương được mùa và mỗi khi tiếng chiêng ngân, chiêng vang gây xúc động lòng người, hướng con người sống yên vui hòa bình. Vì lẽ đó họ làm lễ nhập hồn cho chiêng:
 
                                    Ta khấn vái hồn chiêng Yau này
                                    Ta cầu hồn chiêng đi quanh bon ta
                                    Họ đánh chiêng nghe tiếng nhạc ngân nga
                                    Tiếng nhạc chiêng ngân nga vang rung rung
                                    Tiếng nhạc chiêng ngân rung dưới mái nhà. 
 
        Nhiều dòng, nhiều câu văn trong sử thi M’Nông đã nói về cồng chiêng và tổ chức UNESCO đã công nhận cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, một tài sản tinh thần quý hiếm của ông cha để lại, vấn đề đặt ra là con cháu chúng ta làm gì và làm cách nào để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần ấy, sống mãi với nhịp sống đương đại.
 
 
                                                                                                  Tô đình Tuấn

Nguồn tin: daknong.gov.vn

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay2,377
  • Tháng hiện tại13,520
  • Tổng lượt truy cập40,976,393
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây