thời đó người dân tộc bản địa vẫn sống theo kiểu du canh, du cư; người ta trồng nông sản chủ yếu là bắp và lúa nước cầu đủ ăn chứ hầu như chưa ai có khái niệm làm giàu. Những người già người Ê đê kể rằng ‘’cuộc sống du canh lận đận lắm, đất rừng mêng mông đấy, nhà nào nhiều công lao động đi nữa cũng không giám làm nhiều vì không coi nổi thú rừng phá phách. Thêm nữa, giống lúa, bắp bản địa hồi ấy trồng tới 6-7 tháng mới cho thu hoạch, năm nào mưa thuận, gió hoà và thú rừng ít phá thì đủ ăn 8-9 tháng, còn thất bát chỉ ăn được nửa năm, thời gian còn lại là ‘’ăn của rừng’’. đói nhất là từ tháng 6 đến tháng 10, nhà nước cũng viện trợ lương thực nhưng ít lắm vì nhà nước cũng nghèo; ăn hết lúa, hết bắp là người lớn phải vào rừng đào củ kho, củ mài về luộc, nấu canh ăn trừ cơm…’’.
Khoảng những năm từ 1979 đến 1981, Chính phủ đưa dân ở miền Bắc vào, miền Trung lên xây dựng vùng kinh tế mới khá đông, mới đầu dân chỉ ở cặp Quốc lộ 14 từ cầu Sê-rê-pốc kéo dài xuống phía nam dài cả 7-8 cây số. Mặc dù nhà nước đã san ủi làm khu dân cư, rồi cấp đất liền cư, liền canh cho mỗi hộ khoảng 4.000 mét vuông để dân làm nhà ở và sản xuất, song cuộc sống đói, khổ vẫn cứ kéo dài triền miên. Năm 1986, trong một lần tiếp xúc, ông Y Tư, người dân tộc Ê đê, nguyên là Chủ tịch UBND xã Cư Jút tới 10 năm liên tục, kể:
-đất Cư Jút, nói riêng, Tây nguyên nói chung rất màu mỡ, song khí hậu khắc nghiệt lắm; người Kinh đến đây 3-4 năm đầu khó có ai thoát khọi bệnh sốt rét và các bệnh tật khác, nhiều nhà 5-7 người sốt cùng đợt nằm la liệt, không ít người ở tận Nam định, Thái Bình mới vào thì to, khoẻ, nhưng đến chưa bao lâu đã bị chết hoặc mang di chứng vì bệnh tật. Chưa hết, rắn độc thời đó rất nhiều, cứ vài ba ngày là lại nghe có người bị rắn cắn, lúc ấy trạm y tế xã sơ sài lắm, vừa thiếu thuốc, vừa thiếu thầy nên hầu như những người bị rắn cắn ở tận trong rừng bị tử vong trên đường đưa về. Còn việc làm ăn cũng khổ sở trăm bề; lúa, bắp đến gần kì thu hoạch là thú ở rừng sâu ồ ạt kéo ra. Chim két có bầy tới cả ngàn con, chúng xà vào rẫy nào coi như rẫy đó chẳng còn gì, rồi khỉ từng đàn cứ bắp có hạt là chúng thản nhiên đến trú ngụ ngay tại rẫy, chúng ăn thì ít nhưng phá phách thì nhiều. Chim két, khỉ chẳng sợ người đâu, mặc dù đã dùng mọi thứ xua đuổi nhưng chỉ chạy được một lát là chúng quay lại…
Năm 1983, có một số người đi rừng phát hiện ra một vùng đất dày đặc cây le (loại cây họ tre) nhưng khá thấp và bằng phẳng, sau khi thăm dò nhiều người quả quyết đất này nếu được khai phá sạch thì chắc chắn sẽ trồng được lúa nước. Lúc đầu chỉ khoảng 5-7 hộ ‘’đánh liều’’ vào khai phá thử từng khoảnh nhọ những chỗ dễ dọn, khi gieo thử vụ lúa đầu mọi người vô cùng bất ngọ, bởi tính ra 1.000 mét vuông cho thu hoạch tới 500-600 kg lúa mà chẳng tốn chút phân bón hoặc thuốc trừ sâu gì, nên ngay đầu mùa khô năm ấy có đến hơn 50 hộ từ khu kinh tế mới kéo vào thi nhau khai phá được tới 20 héc ta, năm sau thêm 10 héc ta và được đặt tên là cánh đồng Ba Mươi (thuộc thôn 11, xã Nam Dong bây giọ). Mới đây, sau khi được họi về việc hình thanh cánh đồng này, ông Phạm Văn Tuyết, nguyên là Bí Thư đảng uọ· đầu tiên ở xã Cư Jút bộc bạch:
-Chính gia đình tôi cũng đi khai phá khu ruộng ấy, ôi cực khổ lắm, rễ le, rễ tre đan kín dày đến cả mét, mà có máy móc gì đâu, chỉ cây dao quắm và sức người thôi, tôi cũng chẳng hiểu sao mà hồi đó dân vừa ăn đói, mặc rét lại phá được vùng đất mênh mông như vậy. ọœ mà cũng nhọ đồng Ba Mươi ấy mà dân kinh tế mới mới đỡ lên, bởi mỗi năm cả cánh đồng cho thu hoạch tới sấp sỉ 200 tấn lúa, dân trong xã ăn không hết còn đem lên Buôn Mê Thuột bán nữa cơ mà. Tôi nhớ chính xác, bắt đầu từ năm 1984, hầu như cứ đến vụ thu hoạch xong là như nào nhà nấy đều có một hòm lúa ít cũng 5-7 tạ, nhà nhiều hơn một tấn, vì nhà không làm ruộng thì làm việc khác dành tiền ‘’thủ’’ lúa, bởi bấy giọ chỉ mong sao được no cái bụng là mãn nguyện rồi.
đúng vậy, những người nông dân cần cù chất phát ngày xưa cả cuộc đọi họ chỉ thích gắn liền với củ khoai, hạt lúa nên khi đã có ‘’của ăn’’ người ta bắt đầu muốn có ‘’của để’’ nên nhiều người cất công đi tìm đất cao trồng sắn, trồng khoai; đất thấp trồng lúa. Vì thế mà chỉ 4-5 năm sau ở các khu vực Làng Sọi (nay thuộc xã Nam Dong), đồng Sáu Mươi (nay thuộc xã Đăk Drông), Hồ Cạn (nay thuộc xã Cư Knia), đầu Nguồn (nay thuộc xã Ea Pô)… hầu hết những vùng đất trũng đầy le và cọ dại đều biến thành ruộng cả. Và đến đầu những năm 1990 đất trồng sắn, trồng khoai đã được thay thế bằng những rẫy cà phê bạt ngàn, xanh tốt nên đã tới 70% số hộ nghèo phải bọ nơi ‘’chôn nhau, cắt rốn’’ đi kinh tế đã nghiễm nhiên trở thành những ông chủ có trong tay người ít cũng vài mẫu, người nhiều tới chục héc-ta không đất rẫy cũng đất ruộng, cuộc sống ấm no đã đến với hầu hết mọi nhà.
Tiếng lành đồn xa, dân di cư tự do ở 36 tỉnh thành lũ lượt kéo về làm chính quyền các cấp… phát hoảng; mà không ‘’hoảng’’ sao được, vì năm 1988 dân số toàn khu vực chỉ khoảng 10.000 dân, năm 1990 tăng tới 17.000, vì lẽ đó mà tỉnh Đăk Lăk phải xin tách riêng thành huyện Cư Jút gồm 1 thị trấn và 3 xã để dễ bề quản lý. Hai năm sau ngày thành lập, dân số vượt lên gấp đôi nên xã Nam Dong phải tách thêm 2 xã nữa là Ea Pô và Đăk Drông. Năm 1993 tiếp tục thành lập thêm xã Trúc Sơn vì số dân đã trên 40.000 người, ấy là chưa kể có hàng ngàn hộ dân ở khu lòng hồ (thuộc xã Cư Knia bây giọ) được người dân gọi là ‘’vô chính phủ’’ bởi chẳng nằm trong địa phương nào. Trên thực tế, bấy giọ chính quyền địa phương không thể ngăn chặn được ‘’làn sóng’’ dân di cư tự do, bởi không ai giàu có lại tìm đến nơi được cho là rừng thiêng, nước độc này nên vì tình người mà cán bộ quản lý làm ngơ ‘’thôi thì cứ để họ ở…’’. Rồi người khá bao bọc kẻ nghèo mới đến bằng cách thuê công làm mướn hoặc tạo điều kiện giúp đỡ cho họ khai hoang đất trống, đồi trọc để mưu sinh, nhọ thế mà hầu như 100% người đã đến đây đều ở lại luôn chứ hiếm người bọ đi. đặc biệt hơn là sau nhiều năm kiên trì giải thích cán bộ huyện và cán bộ các xã đã vận động được tất cả hơn 5.000 người Ê đê, Mơ nông bọ du canh trở về buôn cũ ở cố định và hướng dẫn cho bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây trồng, vật nuôi, giúp mọi nhà thoát khọi cảnh cùng cực khi phải sống du cư, du canh rày đây mai đó.
Ruộng đồi Cư Jút Năm 1995, dân di cư tự do tiếp tục tìm đến ở nên dân số toàn huyện đã lên tới con số hơn 60.000 người, năm 1998 là gần 80.000 nhân khẩu, vì vậy mà những năm đầu của thế kọ· 21, mặc dù kinh tế của toàn huyện phát triển khá mạnh được sánh ngang tầm với các huyện giàu trong tỉnh Đăk Lăk, song chính quyền cấp huyện khá ‘’đau đầu’’ với sự tăng dân số cơ học, bởi từ con số 17.000 của năm đầu thành lập huyện chỉ 10 năm sau nó đã gấp 5 lần. Không chỉ dừng lại ở đó mà những năm 2001 - 2003 dân di cư là đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Thái, Dao… tận từ các tỉnh biên giới phía bắc như Hoà Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn… đưa cả gia đình tìm đến, phía ngoài hết chỗ ở, họ tìm những vùng đất mà lâm tặc đã phá hết rừng dựng chòi, dựng lán, thậm trí căng bạt ni-lon để ở, để trồng lúa, trồng khoai… Nhà nào nhà nấy đều vừa nghèo, vừa đông con, trình độ hiểu biết lại ít, có nhiều nhà chẳng có ai nói được tiếng phổ thông nên giải thích thế nào họ cũng chẳng hiểu; làm căng quá thì không đành nên cán bộ chỉ bảo ‘’ở thì ở nhưng không được phá rừng’’. Rồi do xã nào xã nấy đều đông dân nên huyện lần lượt thành lập thêm xã Đăk Wil và tách xã Trúc Sơn ra riêng một xã nữa là xã Cư Knia tách xã Nam Dong thành 2 xã là Đăk Drông và Ea Pô; xã Trúc Sơn tách đôi, xã mới là xã Cư Knia, thành ra huyện có tới 7 xã và một thị trấn.
Khi tỉnh Đăk Lăk tách làm đôi, huyện Cư Jút thuộc về tỉnh mới là tỉnh Đăk Nông và đến nay huyện được coi là huyện đông dân nhất (hơn 93.000 người) nhưng cũng được coi là một trong 2 huyện giàu nhất tỉnh Đăk Nông bởi diện tích đất canh tác khá lớn. Theo báo cáo mới đây của UBND huyện Cư Jút thì hiện tại toàn huyện có 27.930 hec-ta đất nông nghiệp được trải dài trên một địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai lại phì nhiêu phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây nông sản có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cao su, các loại đậu, bắp, bông vải… đặc biệt hơn so với các huyện khác trong tỉnh là Cư Jút có khu Công nghiệp đã thu hút được khu công nghiệp Tâm Thắng đã thu hút được 28 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 1.160 tọ· đồng; trong đó có 23 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, 5 dự án đang xây dựng. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 49 công ty, 09 Chi nhánh công ty, 34 Doanh nghiệp tư nhân, 7 Hợp tác xã đang hoạt động và trên 2.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Điển hình là một số nhà máy đang hoạt động khá hiệu quả, như nhà máy sản xuất Cồn Công nghiệp công suất 45.000 tấn/năm; nhà máy chế biến Bông vải công suất 15.000 tấn bông hạt/năm; nhà máy đưọng công suất 1.500 tấn mía cây/ngày; nhà máy chế biến Gỗ xuất khẩu công suất 9.000 m3 sản phẩm/năm; 2 nhà máy Chế biến đậu phộng xuất khẩu công suất 10.000 tấn nguyên liệu/năm; nhà máy sản xuất Thép xây dựng công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy gạch Tuynen công suất 20 triệu viên/năm; nhà máy chế biến đá xây dựng cao cấp.…và đặc biệt là dự án phát triển cao su đại điền của công ty cổ phần cao su đồng phú - Đăk Nông đã trồng hơn 1.000 ha cao su đã thúc đẩy cho nhân dân trên địa bàn trồng thêm trên 2.000 ha cao su nữa nhằm phủ xanh đất trống, cải thiện môi trường sinh thái và giải quyết nhiều việc làm cho nhân dân ở địa phương. Cũng theo báo cáo của UBND huyện Cư Jút thì, tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.630 tọ· đồng, 6 tháng đầu năm 2012 là 950 tọ· đồng, gấp 10 lần so với trước năm 2005. Cũng nhọ vậy mà đến nay toàn huyện chỉ còn 7% hộ nghèo giảm 70% so với năm 2005, đọi sống nhân dân các dân tộc tiếp tục được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Song song với việc phát triển kinh tế, lãnh đạo huyện rất quan tâm và không ngừng phát triển các lĩnh vực khác như văn hoá, xã hội; hiện tại toàn huyện có tới 45 trường học các cấp, trong đó có 11 trường đạt chuẩn quốc gia, với trên 23.000 học sinh của con em đồng bào các dân tộc cùng theo học. 100% trạm y tế trên địa bàn có bác sỹ, có 7/8 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, ngoài ra huyện vẫn tiếp tục tập trung đầu tư phát triển mạng lưới y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng các dịch vụ y tế và bảo vệ sức khọe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh.
Trước những năm 1995, về các xã miên trong của huyện Cư Jút tìm được căn nhà xây hơi khó, ai có được căn nhà gỗ lợp ngói được coi là khấm khá lắm vì có đến 90% là nhà mái tranh. Còn nay tận trong các xã Đăk Drông, Ea Pô, Đăk Wil mái tranh đã bị ‘’diệt vong’’, ngay cả cái chòi rẫy cũng lợp ngói, lợp tôn màu cho mát, mặc dù người ta chỉ trú tại đó mỗi ngày vài tiếng đồng hồ khi thời vụ đông ken. Dọc các tuyến lộ trung tâm các xã cho đến những đường liên thôn, đường xương cá… nhà mái thái, mái bằng chẳng ai đếm xuể. Sinh hoạt hàng ngày của dân nghèo bây giọ cũng hơn hẳn nhà khá giả trước kia, chắc chắn phải có tới 99% hộ có ti vi, xe máy. Cả huyện có tới 5 cái chợ bán đủ các mặt hàng từ ‘’thượng vàng, hạ cám’’, người dân chẳng phải vất vả ra tới chợ huyện hay lên đến Buôn Mê Thuột mua hàng như ngày xưa nữa. Cuộc sống phải nói là ‘’gấp vạn lần xưa’’ và còn hứa hẹn tiếp tục phát triển hơn nhiều về mọi mặt, bởi giọ đây đất Cư Jút đã là ‘’đất lành’’, người Cư Jút từ cực khổ để mưu sinh buổi đầu mà đã dạy cho họ những kinh nghiệm bắt đất mỗi ngày làm ra thêm của cải.