Họ buồn không hẳn vì chưa nhận được số tiền xứng đáng được hưởng mà chủ yếu là vì không được đối xử tử tế. Vì sao một nghị định được áp dụng từ ngày 1-5-2011, hơn một năm trôi qua vẫn chưa thể thực hiện trên toàn quốc? Nhà nước, Chính phủ luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, cố gắng đầu tư cho giáo dục tốt nhất trong khả năng có thể. Nghị định 54/2011/Nđ-CP cũng nằm trong chiến lược đó, để nâng cao đọi sống, vị thế của nhà giáo trong xã hội. Vậy mà nó bị một số địa phương thực hiện như trong một cơ chế xin - cho.
Khi Báo Người Lao động đăng mẩu tin "Giáo viên nhiều tỉnh, thành chưa lãnh phụ cấp thâm niên", tòa soạn nhận được những phản hồi rất buồn. Nhiều thầy cô giáo thắc mắc không hiểu vì sao chế độ phụ cấp thâm niên lại triển khai chậm đến vậy, trong khi vật giá leo thang từng ngày. Có giáo viên bức xúc quá nên đã hoài nghi tính hiệu lực của nghị định này.
Họ đã chọ đợi và đã không ít người mất lòng tin. đó là điều rất đáng suy nghĩ. Còn nhớ năm nào, một vị lãnh đạo Bộ GD-đT lúc đó từng tuyên bố: đến năm 2010, giáo viên có thể sống bằng lương. Tuyên bố đó làm cho cả cộng đồng nhà giáo vui mừng khôn xiết nhưng cũng có người hài hước bảo rằng vậy thì từ trước đến giọ, giáo viên sống bằng gì?
Tuyên bố đó ấn tượng đến nỗi cuối năm 2010, trên diễn đàn Quốc hội, có đại biểu chất vấn lãnh đạo Bộ GD-đT rằng đến bây giọ, giáo viên đã sống được bằng lương chưa? Vị lãnh đạo đó trả lời rằng so với năm 2006, lương giáo viên đã tăng đến 2,1 lần. Sau đó, nhà giáo lão thành Văn Như Cương có một bài báo rất hay: "Cảm ơn Bộ GD-đT đã tăng lương cho giáo viên gấp… 2,1 lần!". Bài báo đó lập tức được chuyền tay nhau, các thầy cô vừa đọc, vừa cười, vừa chảy nước mắt!
Trở lại việc triển khai Nghị định 54/2011/Nđ-CP, một nghị định đơn giản, dễ thực hiện; việc quản lý giáo viên cũng không khó, vậy tại sao phức tạp đến vậy? Bệnh hành chính - không thể nói khác! Tại sao bắt giáo viên phải làm hồ sơ, phải nộp quyết định tuyển biên chế? đó là chưa kể những bất cập trong nghị định này khi không tính thời gian thâm niên những năm giáo viên dạy hợp đồng…
đừng làm khổ giáo viên thêm nữa, phải đối xử tử tế với họ. Bởi, dù nhiều năm qua không thể sống nổi bằng lương nhưng họ đã không bọ bục giảng.
Xin gửi đến bạn đọc thông tin này để chúng ta càng kính yêu các thầy cô giáo đã không rọi bục giảng: Tại Pháp, giáo viên có thâm niên 15 năm hưởng lương trung bình 2.660 euro; ở đức, Anh khoảng 3.000 - 3.400 euro. Với đồng lương đó, trình độ nền giáo dục của họ cũng tương ứng. Còn chúng ta, qua 3 lần cải cách giáo dục vẫn khủng hoảng, bởi nói như GS Hoàng Tụy: Dù cải cách thế nào nhưng chưa cải cách tiền lương cho giáo viên thì mọi cải cách đều thất bại!
Thực tế hiện nay rất nhiều nghị định, quyết định của chính phủ quy định chế độ cho cán bộ công nhân viên chức được hưởng nhưng không đến tay người lao động, nguyên nhân là do ngân sách trung ương không có nguồn kinh phí để cấp về cho các địa phương để triển khai thực hiện, vì các địa phương hiện nay chỉ có một số tỉnh thành phố có khả năng cân đối được ngân sách, còn lại phần lớn các tỉnh thành phố phải nhận trợ cấp ngân từ trung ương. Tương tự như ngày 14/5/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2010/Nđ-CP về Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Nhưng đến hơn một năm sau chế độ mới giải quyết đến các đối tượng gây bức xúc cho người dân. đề nghị các Bộ ngành tham mưu cho chính phủ các chế độ cần phải tính toán trước khả năng và nhu cầu đảm bảo kinh phí trong quá trình thực hiện. Sau khi ban hành chế độ Bộ Tài chính phải kịp thời cấp kinh phí về cho các địa phương thì chắc chắn sẽ không có tình trạng xảy ra không giải quyết chế độ cho các đối tượng được hưởng.