Ông bắt đầu hạ cà phê bằng chính công sức của mình, 4 năm sau cà phê mới cho trái bói, thế nhưng phải tới 2 năm nữa giành dụm mới đủ tiền cất lại căn nhà lợp tranh sập sệ. Từ đó ông Nghiên đã thoát nghèo, song còn rất nhiều việc phải lo toan từ miếng ăn, cái mặc, chuyện học hành cho con cái. Mặc dù vậy, bản thân ông và gia đình được làng xóm khen ngợi là gia đình mẫu mực, không chỉ ông là người đầu tầu gương mẫu trong mọi công việc chung mà còn luôn vận động bà con khu xóm chấp hành mọi chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.
Vào tháng 3/2012, chính quyền địa phương phát động mở rộng con đường liên thôn 1 và thôn 2 để bà con đi lại và xe cộ lưu thông được dễ dàng; do là người đã từng sôi nổi trong mọi việc chung, ông Nghiên là người đầu tiên đứng ra đăng ký tự nguyện hiến số diện tích đất là 720 mét vuông, trong số đất đó ông đã trồng hơn 100 cây cà phê, hơn 10 trụ tiêu đã cho thu hoạch 7-8 năm nay mà không đòi họi địa phương đền bù bất kỳ khoản gì. Trong lần gặp gỡ mới đây, chúng tôi có họi về việc ông có suy nghĩ gì trước khi hiến đất? Ông trả lời ngay:
Ảnh minh họa
-Muốn có đường đi, lối lại sạch sẽ, thông thoáng thì mọi người, mọi nhà phải tự nguyện hiến đất để làm, chứ địa phương hay nhà nước làm gì có tiền để đền bù. Tôi làm gương hiến trước để bà con lân cận noi theo, chứ mình cứ chần chừ hay đòi họi tiền này, tiền nọ thì không thể có đường tốt, đường đẹp để đi. Các anh không biết đâu, những năm trước thấy tụi nhọ trong xóm đi học trên con đường mòn, mùa khô thì bụi, mùa mưa thì lầy lội tôi thấy mà tội nghiệp các cháu lắm. Tôi chọ địa phương phát động làm đường lâu rồi nhưng nay mới có kinh phí san ủi, không chỉ tôi mừng mà bà con cả hai thôn đều phấn khởi.
Theo lời ông Trần Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Đăk Drông thì từ đầu năm 2012 đến nay toàn xã đã làm mới và mở rộng được 16 km đường liên thôn, song hầu hết bà con hai bên các trục đường đều có ý thức tự nguyện hiến đất, trong đó có gia đình ông Hoàng Văn Nghiên là hộ hiến số diện tích đất đã trồng cây công nghiệp lâu năm nhiều nhất.