|
Một diện tích lớn rừng bị chặt phá tại xã Quảng Thành (Gia Nghĩa) |
Huyện Tuy đức là địa phương có số dự án và diện tích rừng bị mất nhiều nhất. Toàn huyện hiện có tới 19 dự án TđTR, với tổng diện tích là 7.467 ha, trong các năm qua có tới 2.928 ha rừng bị tàn phá. Diện tích rừng bị phá lớn như vậy nhưng địa phương này mới chỉ xử lý được 99,6 ha.
Huyện đắk Glong cũng có 8 dự án TđTR, với tổng diện tích 5.475 ha, thời gian qua cũng đã để mất 400 ha, đến nay vẫn chưa xử lý được trường hợp nào.
Huyện đắk Song có 4 dự án TđTR, với diện tích là 2.132,5 ha và 1/4 diện tích được giao đã bị phá trắng.
Các địa phương còn lại là Chư Jút, Krông Nô và đắk R’lấp, diện tích rừng thuộc dự án TđTR bị phá lần lượt là 148,2 ha, 236,8 ha và 18,2 ha.
Số rừng bị tàn phá lớn như vậy, nhưng đến nay việc xử lý vẫn rất chậm chạp. Nguyên nhân được xác định là do các chủ rừng đã giấu không báo cáo về số vụ, diện tích rừng bị phá trái phép thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị mình cho cơ quan chức năng xem xét, xử lý.
Sở dĩ các chủ rừng tìm cách giấu giếm là vì phần lớn diện tích rừng bị phá đều diễn ra sau thời điểm bàn giao. đơn cử, ở địa bàn Tuy đức, trong số 2.928 ha rừng bị phá thì có tới 1.658 ha bị phá sau thời điểm bàn giao cho các chủ dự án. Tương tự ở huyện đắk Glong, 400 ha rừng bị phá sau thời điểm bàn giao. Huyện đắk Song là 400/536,4 ha…
Trước tình hình nghiêm trọng trên, trong năm 2011, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã kiến nghị cho Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra để nắm bắt tình hình cụ thể. Qua công tác kiểm tra, các cơ quan chức năng đã có kết luận trách nhiệm trên thuộc về chủ rừng.
Tuy nhiên, các hạt kiểm lâm cũng có liên quan bởi không kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng của các chủ dự án, vì nhiều vụ phá rừng trái phép diễn ra song hầu như việc phát hiện lập biên bản không kịp thời.
Tại cuộc họp giao ban tháng 12/2011, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đề nghị hạt kiểm lâm các huyện, thị xã tiến hành làm việc với các chủ dự án để lập các biên bản, kiểm tra từng vị trí, địa điểm (theo lô, khoảnh, tiểu khu) làm cơ sở xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo qui định hiện hành.
Theo tinh thần chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh từ đầu năm đến nay, hạt kiểm lâm các huyện, thị xã có rừng bị phá trái pháp luật đã phân công cho cán bộ nghiệp vụ, kiểm lâm phụ trách địa bàn làm việc với từng chủ dự án TđTR để lập biên bản kiểm tra.
Sau khi đã có biên bản trên, các đơn vị đã tiến hành tuần tự các bước xác minh và thu nhập chứng cứ có liên quan như hiện trạng diện tích rừng bị phá, đối tượng lấn chiếm, xâm canh, loại cây trồng…đồng thời lấy ý kiến của chủ dự án, ý kiến của đối tượng đang lấn chiếm đất rừng thuộc dự án và những chứng cứ khác để củng cố hồ sơ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, củng cố hồ sơ, các hạt kiểm lâm huyện, thị xã đã gặp không ít khó khăn. Theo các hạt kiểm lâm huyện, thị xã thì các chủ rừng phần nhiều tìm cách trốn tránh để chối bọ trách nhiệm, còn nhiều đối tượng lấn chiếm thì phần lớn không xác định được, vì vậy mà việc củng cố hồ sơ đã mất rất nhiều công sức, thời gian. Với những vướng mắc gặp phải nên cho đến hết tháng 5/2012 chưa có hạt kiểm lâm nào báo cáo về Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Với quyết tâm phải xử lý dứt điểm những vụ phá rừng trái phép thuộc các dự án TđTR, mới đây, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục có công văn yêu cầu các hạt kiểm lâm phải tích cực triển khai việc củng cố hồ sơ để ngành đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm theo quy định.
Bài, ảnh: Hoàng Thanh