Mặc dù bộn bề với công việc gia đình nhưng nghệ nhân Y Sim Êban vẫn sắp xếp thời gian hợp lý để lên lớp dạy cho các bạn trẻ trong buôn. Ông tâm sự: Năm 12 tuổi trong một lần được tham gia uống rượu cần, ông được nghe các nghệ nhân đánh cồng chiêng, đánh đàn B Rố, đàn Goong ông mê mẩn với âm thanh lánh lót, rền vang của tiếng chiêng, tiếng đàn và cả những điệu múa mừng lễ hội của người Ê đê. Cứ thế, những âm điệu ấy ngấm dần vào máu thịt, ông đã mày mò học và biết chơi những nhạc cụ đầu tiên. Sau này, khi nền kinh tế lai nhập các lễ hội trước kia giọ không còn được duy trì thưọng xuyên, nhiều gia đình đã mang tài sản của cha ông là chiếc cồng, chiếc chiêng đi bán. Cùng với đó cũng chẳng còn mấy người biết chơi các loại nhạc cụ truyền thống của người Ê đê như: Đing Năm, Chinh Kram, Brố,.. rồi các điệu hát ru, hát Ay Ray… chỉ còn lại trong kí ức một vài người lớn tuổi. Không khọi đau lòng trước thực trạng trên, nghệ nhân Y Sim Êban quyết tâm bằng mọi giá khôi phục lại vốn nhạc cổ truyền của dân tộc mình bằng cách đánh cồng chiêng, chơi các loại nhạc cụ của dân tộc Ê đê cho thế hệ trẻ trong buôn và trong xã. Việc truyền dạy lại cho thanh, thiếu niên trong buôn và trong vùng cách sử dụng và chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. đội chiêng trẻ của Buôn Buôr do ông trực tiếp truyền dạy đã tự tin đi thi cùng với các Buôn khác ở xã, ở huyện và đều đạt được giải thưởng cao. Ông được ví như người thắp lửa đam mê và dìu dắt lớp lớp thanh niên chế tác, gắn bó với âm nhạc dân tộc, để những giá trị văn hóa của cha ông không bị thất truyền. Tuy nhiên, ông mong muốn trong thời gian tới sẽ được Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến việc truyền dạy và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Ê đê.
Bên cạnh việc truyền dạy cách sử dụng các nhạc cụ và các bài hát truyền thống của người Ê đê, nghệ nhân Y Sim Êban còn rất hăng hái trong mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ của Buôn. Ông là gương mặt không thể thiếu và là niềm tự hào của người Ê-đê trong mỗi dịp giao lưu văn hóa các dân tộc trong và ngoài huyện. Không chỉ là người biết chế tác các nhạc cụ và sử dụng chúng, nghệ nhân Y Sim Êban còn sáng tác các bài hát dân gian bằng tiếng Ê-đê. Tin tưởng rằng với nhiệt huyết của mình nghệ nhân Y Sim Êban sẽ tiếp tục truyền nhịp sống bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình cho thế hệ trẻ Buôn Buôr nói riêng và xã Tâm Thắng nói chung, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên di sản phi vật thể được UNESCO công nhận. Tùng Nhi |
Nguồn tin: PTTH Đăk Nông