|
Ảnh: Tư liệu |
Hiện tại ở Buôn Buôr vẫn có một số gia đình với nhiều thế hệ chung sống trong ngôi nhà sàn dài hàng chục mét mà cha ông để lại. Già Y Khía tự hào nói: "Gia đình tôi có 10 người và tất cả mọi người vẫn chung sống hòa thuận trong ngôi nhà sàn dài và cùng nhau làm ăn, sinh sống, vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống".
Còn anh Y Sim cũng cho biết: "Bây giọ gỗ rất hiếm, giá đắt, nên gia đình tôi đã xây nhà bằng gạch, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc của nhà sàn truyền thống, nghĩa là vẫn có các hàng cột, sàn nhà và hai mái hẳn hoi. Những năm trở lại đây, kinh tế của buôn làng phát triển, nhiều gia đình đã mua sắm được máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sinh hoạt, nhưng bà con vẫn giữ được thói quen sinh hoạt trong nhà sàn".
thời gian gần đây, cuộc sống đã thay đổi, nhiều gia đình có của ăn, của để, có đủ điều kiện để xây nhà mái bằng, nhà gạch, nhưng cũng chỉ xây dựng phía sau ngôi nhà sàn truyền thống. Ãối với những gia đình có điều kiện thì vẫn xây dựng những ngôi nhà sàn bằng gỗ như gia đình ông Y Thiêm, ông Y Hưng, Amí Dung, chị H’Vi... Mỗi khi trong buôn có gia đình nào làm nhà mới thì những người già có uy tín đều đến tư vấn, động viên bà con giữ phong cách kiến trúc của dân tộc mình.
Theo thống kê thì buôn Buôr hiện vẫn còn giữ nguyên vẹn hơn 20 ngôi nhà sàn truyền thống, cùng hàng chục bộ cồng chiêng và khung dệt thổ cẩm. Nhà nào cũng biết làm rượu cần, đan lát các đồ dùng bằng tre nứa, chế tác các nhạc cụ dân tộc. Cùng với đó, một số nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào như lễ cúng nhà mới, lễ cúng bến nước, lễ rước Kpan…vẫn được gìn giữ một cách nguyên vẹn. Chính vì thế mà năm 2008, buôn Buôr được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là buôn cổ của người Ê đê cần được giữ gìn và phát huy.
Mỹ Hằng