(LđO) - đề nghị Chuyên mục cho biết, Công ty làm như vậy là có đúng không với quy định pháp luật không. Liệu Công ty có quyền giữ sổ BHXH của tôi hay có chế tài nào khác với tôi không.
(Huỳnh Hoa, E-mail: cuulongxiao@yahoo.com)
Trả lời:
1. Về thời hạn báo trước khi nghỉ việc: Bộ luật Lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 (BLLđ) quy định: Người lao động (NLđ) làm theo hợp đồng lao động (HđLđ) không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HđLđ, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động (NSDLđ) biết trước ít nhất 45 ngày (khoản 3 Điều 37).
Hướng dẫn tại Thông tư số 21/2003/TT-BLđTBXH, ngày 22/09/2003, của Bộ Lđ-TB&XH thì việc báo trước thực hiện bằng văn bản và số ngày báo trước của NLđ trong trường hợp này là ngày làm việc (điểm b khoản 1 Mục III).
Căn cứ theo quy định trên, anh (chị) có quyền đơn phương chấm dứt HđLđ không xác định thời hạn với lý do chuyển chỗ làm, hoặc với bất cứ lý do gì miễn là không trái pháp luật. Tuy nhiên, anh (chị) đang làm việc theo chế độ HđLđ không xác định thời hạn, nên nếu chỉ báo trước 15 ngày trước khi nghỉ mà không được sự chấp thuận của công ty là vi phạm quy định của pháp luật lao động về thời hạn báo trước.
2. BLLđ quy định, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt HđLđ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. NSDLđ ghi lý do chấm dứt HđLđ vào sổ lao động và có trách nhiệm trả lại sổ cho NLđ. Ngoài các quy định trong sổ lao động, NSDLđ không được nhận xét thêm điều gì trở ngại cho NLđ tìm việc làm mới (Điều 43 BLLđ). đồng thời, Luật BHXH có quy định về quyền được nhận sổ BHXH khi NLđ không còn làm việc (khoản 2 Điều 15).
Căn cứ quy định trên, chậm nhất 30 kể từ ngày chấm dứt HđLđ, công ty phải có trách nhiệm thanh toán các khoản liên quan đến quyền lợi của NLđ, bao gồm cả việc trả Sổ BHXH, Sổ lao động. Việc gây trở ngại cho NLđ tìm việc mới không được pháp luật lao động cho phép.
3. Về chế tài khi đơn phương chấm dứt HđLđ trái luật: Theo quy định tại BLLđ, trong trường hợp NLđ đơn phương chấm dứt HđLđ trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thưọng cho NSDLđ ½ tiền lương và phụ cấp lương, nếu có (khoản 2 Điều 41). Trong trường hợp đơn phương chấm dứt HđLđ, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thưọng cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLđ trong những ngày không báo trước (khoản 4 Điều 41).
Thông tư số 21/2003/TT-BLđTBXH có hướng dẫn: NLđ đơn phương chấm dứt HđLđ mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của BLLđ, thì không trợ cấp thôi việc (điểm b khoản 2 Mục III). trường hợp trong các HđLđ có một HđLđ mà NLđ đơn phương chấm dứt trái pháp luật, thì thời gian làm việc theo HđLđ chấm dứt trái pháp luật NLđ không được trợ cấp thôi việc, còn các hợp đồng khác vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc (điểm a khoản 3 Mục III).
Căn cứ quy định này, công ty có thể yêu cầu anh (chị) bồi thưọng hai khoản: 1/2 tháng tiền lương (và phụ cấp lương nếu có) và một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLđ trong những ngày không báo trước. đối với HđLđ khác đã hoàn thành trước đó (nếu có), công ty vẫn có trách nhiệm thanh toán trợ cấp thôi việc cho NLđ.
Nguồn tin: Lao động