đặc quyền sẽ thay đổi

Thứ tư - 18/04/2012 21:48 1.168 0
Tái cơ cấu là quá trình phân bổ lại nguồn lực trên phạm vi quốc gia và toàn bộ nền kinh tế để nâng cao hiệu quả chung

 

Chính phủ vừa thông qua đề án Tái cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020) mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hệ thống tài chính ngân hàng do Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-đT) soạn thảo. Ngày 19-4, ủy ban Thưọng vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề  án này để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 5-2012.
Phân bổ lại nguồn lực
Theo Bộ KH-đT, tái cơ cấu là quá trình phân bổ lại nguồn lực trên phạm vi quốc gia và toàn bộ nền kinh tế để từng bước và liên tục nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế. Quá trình này nhằm hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn.
Tái cơ cấu kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước sẽ không còn được ưu đãi riêng.
Trong ảnh: Công nhân Điện lực TPHCM cải tạo mạng lưới điện hạ thế. Ảnh: TẤN THẠNH
Cụ thể là đến năm 2020, tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP; nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động…
Bộ KH-đT đã tập trung đề xuất 12 giải pháp chủ yếu để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Trong đó có các giải pháp được các chuyên gia kinh tế chú ý, như hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để huy động tối đa và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.
Tiếp tục mở cửa thị trường các ngành, lĩnh vực kinh doanh độc quyền tự nhiên hoặc do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giữ tỉ trọng chi phối. Hạn chế và tiến tới loại bọ kiểm soát có hiệu quả vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực đó.
Thay thế dần ngành thâm hụt lao động
để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, Bộ KH-đT đã định hướng có hai loại ngành, sản phẩm ưu tiên phát triển. đó là các ngành, sản phẩm hiện đang có lợi thế cạnh tranh và các ngành, sản phẩm được ưu tiên phát triển để xây dựng, bổ sung và nâng cao lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2020.
Các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh được ưu tiên phát triển trong nông nghiệp gồm sản xuất và chế biến lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chế biến thủy hải sản, chế biến gỗ, hàng thủ công… Trong công nghiệp là các sản phẩm chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, giày da, vật liệu xây dựng các loại, đóng tàu… Trong ngành dịch vụ có dịch vụ thương mại, xây dựng, khách sạn, tài chính ngân hàng…
đề án cũng nhận định rõ việc lựa chọn các ngành, sản phẩm ưu tiên để xây dựng năng lực cạnh tranh là vấn đề khó khăn. Tuy vậy, đề án cũng đưa ra kiến nghị cụ thể các ngành, sản phẩm với tiêu chí đã và đang phát triển tại Việt Nam, có tiềm năng phát triển và có thị trường, có thể trao đổi được qua thương mại quốc tế. đó là các ngành luyện kim, hóa dầu, đóng tàu và các phương tiện vận tải khác, điện tử, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo, dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch…
Theo kế hoạch, các ngành này sẽ được phát triển thành ngành có lợi thế cạnh tranh cho giai đoạn tiếp theo để bổ sung cho các ngành có lợi thế cạnh tranh hiện tại. đồng thời thay thế dần một số ngành thâm dụng nhiều lao động hiện nay như dệt may, giày da, chế biến gỗ và lâm sản khác…
5 đặc quyền của DNNN
Theo TS Nguyễn đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH-đT), các DNNN hiện nay có 5 đặc quyền, đặc lợi. đó là không sợ phá sản ngay cả khi thua lỗ kéo dài; biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp (quyền biến thành tiền); khi "xin" thì có người "cho"; vay vốn không lo trả và ít bị kiểm tra giám sát. Nếu phân bổ lại nguồn lực, đặc quyền này sẽ bị thay đổi.
 
Phương Anh

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    18/04/2012 09:25

    SỊM TÁI CẤU TRÊC Nọ€N KINH TẾ VIọ†C CẦN LÀM NGAY.
    đối với nền kinh tế của nước ta thì doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, do vậy tái cấu trúc nền kinh tế phải bắt đầu từ doanh nghiệp nhà nước là việc cần làm ngay. Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh có hiệu quả đóng góp cho ngân sách nhà nước chiếm tọ· lệ lớn trong khọan thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên vẫn còn những tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, điển hình như tập đòan Vinashin từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc, kế tóan trưởng vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền nhà nước, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử. Những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước. Điều đó thể hiện qua khảo sát do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và WB, sứ quán Ireland tổ chức công bố khảo sát "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt - CAMS 2011". Có đến 70% dân số không hài lòng với sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước. để củng cố niềm tin cho người dân..., không có cách nào hơn phải kịp thời tái cơ cấu nền kinh tế của nước ta hiện nay. Tái cơ cấu mang ý nghĩa là sửa chữa những yếu kém trong thời gian vừa qua, tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan để có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì từng bước cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn , việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc nếu họat động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm tổng giám đốc hay giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . đối với các bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh. Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ Tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu. MINH TRÍ

  • Thanh
    18/04/2012 21:45

    thâm hụt lao động hay thâm dụng lao động ?

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại59,083
  • Tổng lượt truy cập41,126,886
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây