Mô hình tổ hợp tác khai thác hải sản

Thứ tư - 18/04/2012 21:47 1.730 0
đội tàu đánh bắt trên ngư trường truyền thống gồm nhiều tàu, trong đó có một tàu đội trưởng. Vừa khai thác, chiếc tàu này còn có nhiệm vụ phân công các tàu khác đánh bắt, rồi cử ra một tàu khác chuyên vận chuyển.

Hợp tác sản xuất trên biển giúp bảo vệ ngư trường - Ảnh: Hoàng Sơn

 

Tàu nào khai thác cứ khai thác để có thời gian bám biển lâu hơn, riêng tàu vận chuyển làm công việc đưa cá vào bọ để bán rồi mua các nhu yếu phẩm, nhiên liệu mang ra cho các tàu đang đánh bắt. đó là mô hình tổ hợp tác sản xuất trên biển sắp được thành lập tại H.Núi Thành (Quảng Nam).

Nâng tầm để vươn khơi

Mô hình tổ hợp tác vốn là mô hình của nông nghiệp; còn ngư nghiệp chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, nhận thấy hiệu quả của mô hình này trong sản xuất, nhiều ngư dân đã nảy ra sáng kiến đưa mô hình này ứng dụng vào công tác khai thác, đánh bắt hải sản trên biển để vừa có thể giúp đỡ nhau chống chọi với thiên tai, "nhân tai" vừa nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ mức độ tổ đoàn kết, tổ hợp tác là bước tiến cao hơn nhằm gắn kết các ngư dân thông qua đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Trần Văn Hưng, Trưởng phòng NN-PTNN H.Núi Thành, cho biết: "Xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi mô hình tổ đoàn kết qua mô hình tổ hợp tác của ngư dân, cuối tháng 3.2012, chúng tôi đã có tọ trình gửi cấp trên để mở lớp tập huấn trước khi thành lập các tổ hợp tác". Theo ông Hưng, tổ hợp tác sản xuất không chỉ giúp ngư dân yên tâm khi đánh cá trên biển mà còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự tại các ngư trường. Gắn lợi ích kinh tế của các tổ với việc bảo vệ ngư trường sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo,  đẩy lùi việc xâm lấn ngư trường của tàu nước ngoài.

Ngư dân Trần Văn độ, thuyền trưởng tàu QNa - 91171 có công suất 350CV, tâm sự: "Mỗi chuyến ra khơi, tàu chúng tôi thưọng đi cả tháng trọi nên nhiều khi cá, tôm bán ra không còn được tươi, giá cả theo đó cũng thấp hơn. Nếu có một chuyến tàu làm việc vận chuyển cá vào bọ đến bán sớm hơn, rồi mang thức ăn trở lại cho anh em thì tốt quá". Hay tin, các tổ đoàn kết sắp được nâng tầm thành tổ hợp tác sản xuất, không riêng gì ngư dân Trần Văn độ mà những ngư dân có tàu công suất nhọ hơn (từ 35CV đến dưới 90CV) cũng tọ ra phấn khởi.

Ông Trần Quốc Việt - Trưởng phòng quản lý tàu cá, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam - nói: "Tổ hợp tác sản xuất trên biển được thành lập tạo điều kiện cho ngư dân có tàu công suất lớn vươn ra những vùng biển Hoàng Sa, trường Sa. Qua đó, có thể thông tin về cho đất liền tình hình các tàu nước ngoài vi phạm chủ quyền biển VN kịp thời. đồng thời, chủ quyền vùng biển cũng được khẳng định khi có mặt của tàu của ngư dân mình".

Hỗ trợ tổ hợp tác

Ông Trần Quốc Việt thông tin, sau khi được thành lập, các tổ hợp tác sẽ nhận được hỗ trợ của nhà nước và có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay, mà gần gũi nhất là nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ ngư dân sắp ra mắt trong thời gian tới.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Tấn, Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam, cho biết: "Muộn nhất là đến cuối năm 2012, Quỹ hỗ trợ ngư dân sẽ đi vào hoạt động. đây là quỹ có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp từ các cá nhân, tổ chức hảo tâm nhằm phát triển nghề cá. Qua đó, khuyến khích ngư dân có mặt trên biển, nhất là lực lượng đánh bắt xa bọ có mặt ở những vùng biển xa". Quỹ có 2 mục tiêu chính là: cho ngư dân vay với lãi suất ưu đãi, để tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt, nâng công suất để vươn khơi; và mục tiêu nhân đạo: hỗ trợ khi ngư dân gặp rủi ro như chết, mất tích, ngư dân bị tàu nước ngoài đâm chìm hoặc lấy mất ngư cụ, máy móc…

Khi đi vào hoạt động Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam sẽ cho ngư dân vay tối đa 500 triệu đồng/phương tiện với hạn trả trong vòng 3 năm. được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, ngư dân sẽ tích cực đầu tư đóng mới, từ đó đội tàu cá sẽ phát triển nhanh hơn, tiếp tục tham gia duy trì sự có mặt dân sự ở vùng biển khơi.

Hoàng Sơn


BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (1)
MINH TRÍ
NHÀ NƯỊC CẦN CÓ CHÍNH SÁCH Họ” TRọ¢ NGƯ DÂN.
Việc thành lập Tổ hợp tác sản xuất khai thác hải sản, đây là một mô hình rất hay, đề nghị Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn nên nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước. Tổ hợp tác sản xuất không chỉ giúp ngư dân yên tâm khi đánh cá trên biển mà còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự tại các ngư trường. Gắn lợi ích kinh tế của các tổ với việc bảo vệ ngư trường sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, đẩy lùi việc xâm lấn ngư trường của tàu nước ngoài. Trong thời gian vừa qua có nhiều tàu lạ liên tục tấn công vào thuyền của bà con ngư dân , uy hiếp tinh thần đe dọa về tính mạng, làm hư họng thuyền đã làm tổn thất đến tài sản của ngư dân , nhưng với tinh thần yêu nghề gắn biển, gắn quê hương tổ quốc , ngư dân không nản lòng vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn để tiếp tục ra biển khai thác hải sản . Có thể nói mỗi ngư dân là mỗi chiến sỉ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc Việt nam thân yêu. Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ cho ngư dân thồng nhất trong phạm vi cả nước. Trước tiên Nhà nước tạo điều kiện về vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách cho ngư dân vay đóng thuyền với quy mô công suất lớn hơn, áp dụng sáng chế tua bin điện gió từ cánh buồm của ông Lại Bá áº¤t ở Hà Nội đã thí nghiệm thành công, để ngư dân có thể khai thác hải sản thời gian lâu hơn. Ngư dân là một lực lượng lao động rất lớn trên biển , nếu ở trong độ tuổi theo Luật dân quân tự vệ, thì hàng năm cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm huấn luyện cho đối tượng này. Nên thành lập lực lượng Dân quân cơ động trên biển phối hợp với Biên phòng để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết, trong công tác tuần tra vùng biển thềm lục địa thuộc hải phận của nước ta. Có như vậy ngư dân mới được hưởng các chính sách của nhà nước, trong quá trình bảo vệ vùng biển của tổ quốc, nếu xảy ra bị xâm hại đến bản thân mình, gia đình thân nhân không bị thiệt thòi. Ngư dân là lao động chính trong gia đình , người phụ nữ phụ thuộc ở nhà không làm gì con cái thì quá đông, những năm qua có những trường hợp thuyền đi đánh bắt hải sản, do bị thiên tai bão lụt bất ngọ không kịp thời vào bọ lánh nạn, người chồng không trở về nữa, người vợ không biết làm gì để nuôi con mình, đây là gánh nặng của gia đình cũng như xã hội. đề nghị Bộ lao động thương binh xã hội nên có đề án đào tạo nghề cho phụ nữ ở các làng chài , tạo công ăn việc làm cho họ , như vậy người chồng có đi đánh bắt hải sản cũng rất yên tâm. Bộ tài chính nghiên cứu sớm có văn bản cho phép thành lập Qũy hổ trợ ngư dân, hướng dẫn nguồn trích qũy và sử dụng qũy cho đúng quy định của pháp luật . MINH TRÍ

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay5,575
  • Tháng hiện tại56,945
  • Tổng lượt truy cập41,124,748
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây